Giải quyết bài toán mất phí và khó khăn khi nạp tiền vào tài khoản thu phí không dừng

Diễn đàn
11:20 AM 06/08/2022

Chính thức triển khai thu phí tự động không ngừng rộng rãi trên toàn quốc, nhiều người dùng than phiền về việc mất phí khi nạp tiền vào tài khoản ETC. Đâu là phương án giải quyết mối lo ngại của các chủ phương tiện?

Là một lái xe đường dài lâu năm, thường xuyên di chuyển trên các tuyến cao tốc, anh Dũng cho rằng việc các đơn vị cung cấp dịch vụ vẫn thu phí nạp tiền vào tài khoản giao thông ETC là không cần thiết.

photo-1659758334886

"Hiện nay nhiều người đi đường, nhiều tài xế đang trả phí đường bộ qua tài khoản thu phí không dừng, trở thành 1 loại dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống nhiều người tham gia giao thông. Mỗi tháng tôi nạp 2 triệu đồng vào tài khoản ETC qua ứng dụng ngân hàng, mất rất nhiều phí nạp tiền". Anh cho rằng việc mất phí nạp tiền vào tài khoản thu phí không dừng khiến cho các chủ phương tiện khá bức xúc, nhất là trong hoàn cảnh giá xăng dầu, vật giá leo thang.

Đồng quan điểm với anh Dũng, nhiều người bày tỏ khó chịu khi trước đây tham gia giao thông, họ chỉ cần thanh toán phí đường bộ theo quy định, nay tại thêm khoản phí nạp tiền vào tài khoản ETC, phí chồng chất phí.

Hiện nay, triển khai dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC) có 2 đơn vị là Công ty TNHH Thu phí tự động VETC và Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam VDTC - ePass. Đối với mỗi nhà cung cấp, các hình thức nạp tiền vào tài khoản đều có sự khác biệt.

Với thẻ ETC người dùng có thể nạp tiền thông qua hình thức chuyển khoản đối với 2 loại thẻ. Tuy nhiên, VETC chỉ có thể nạp qua hình thức chuyển khoản hoặc các cổng thanh toán với mức phí % nhất định và luôn yêu cầu trong thẻ phải có tiền để sử dụng. Do đó, người dùng khi phải kiểm tra thường xuyên và phải nạp thêm để thanh toán phí đường bộ.

Trong khi đó, ePass lại đa dạng cách nạp tiền hơn với nhiều kênh nạp tiền Momo, Viettel Money, VNPay, thẻ nội địa, thẻ quốc tế, Mobile Banking (tất cả các ngân hàng có thể nạp tiền), kênh tiền mặt tại trạm giúp cho chủ phương tiện dễ dàng trong việc nạp tiền để sử dụng dịch vụ. Tùy vào hình thức thanh toán mà người dùng có thể chịu phí hoặc mất phí giao dịch.

Trên thực tế, 1 trong những lý do mất phí nạp tiền vào tài khoản ETC là do không tích hợp tài khoản ETC với tài khoản ngân hàng. Ông Bùi Trình, Tổng Giám đốc VDTC (ePass) cho biết bản chất tài khoản giao thông theo định nghĩa ở Quyết định 19 chỉ là tài khoản giao thông, không phải tài khoản chi tiêu. Vì thế chủ phương tiện phải nạp tiền vào thẻ giao thông.

Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng mất phí này, 2 nhà cung cấp dịch vụ đều có giải pháp riêng. Riêng đối với ePass, người dùng hoàn toàn có thể nạp tiền miễn phí qua các điểm giao dịch trên khắp 63 tỉnh thành và đặc biệt là nạp tiền không mất phí thông qua giải pháp thanh toán trực tuyến khi kết nối với Viettel Money. Theo đó, Khách hàng không cần phải nạp tiền vào tài khoản giao thông mà chỉ cần thực hiện liên kết tài khoản giao thông với tài khoản Viettel Money, khi đi qua trạm hệ thống sẽ thực hiện quét và trừ tiền trực tiếp vào tài khoản Viettel Money.

photo-1659758346050

Viettel Money cho phép khách hàng nạp tiền vào tài khoản theo nhiều cách khác nhau: chuyển khoản, nạp tại điểm giao dịch, liên kết với tất cả các tài khoản ngân hàng,.. Việc đăng ký tài khoản Viettel Money và liên kết với tài khoản ePass cũng được thiết kế dễ dàng, đơn giản, thân thiện với người dùng cùng hệ thống hỗ trợ, chăm sóc khách hàng 24/7. Do đó, khách hàng có thể nhanh chóng nạp tiền vào tài khoản để chi tiêu theo nhu cầu. 

Điểm nổi bật của Viettel Money không chỉ dừng lại ở việc miễn phí phí nạp tiền vào tài khoản ePass, tiền trong tài khoản Viettel Money có thể dùng để chi trả, mua bán, thanh toán trực tuyến các dịch vụ trong hệ sinh thái. 

Không giới hạn ở việc chỉ có thể thanh toán phí đường bộ, khách hàng còn có thể trải nghiệm hàng trăm tiện ích, tính năng theo nhu cầu cá nhân, từ nạp/rút/chuyển tiền, thanh toán dịch vụ viễn thông, hóa đơn điện nước, Internet đến các dịch vụ tài chính số như đầu tư, gửi tiết kiệm, vay,... mà không cần có tài khoản ngân hàng hay Internet. Việc luôn có số dư trong tài khoản Viettel Money giảm thiểu được rủi ro phạt tiền nếu lưu thông qua trạm không đủ tiền trả phí đường bộ.

Có thể thấy rằng, đưa chủ trương thu phí tự động không dừng ETC vào triển khai trong thực tế là 1 quyết định đúng đắn bởi khả năng tiết kiệm thời gian, nhân lực, và cho thấy năng lực tăng trưởng trong chuyển đối số quốc gia. Song các giải pháp mới sẽ luôn đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra các hướng giải quyết tối ưu cho các bài toán. Đặt lợi ích của người dân, khách hàng lên hàng đầu là yếu tố quan trọng để các nhà cung cấp hướng tới phát triển toàn diện dịch vụ.

PV
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng gấp 3 lần sau hơn 10 năm.