Giảm 10% phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

Chính sách
02:34 PM 12/08/2020

Nhằm tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày 12/8/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Giảm 10% phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm - Ảnh 1.

Thông tư số 75/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo đó, kể từ ngày 12/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020, các loại phí thẩm định như: Cấp phép lưu hành, cấp giấy chứng nhận, điều kiện hành nghề, kinh doanh... (theo biểu phí ban hành kèm theo Thông tư 75/2020/TT-BTC) thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm sẽ được giảm 10% so với hiện hành. Kể từ ngày 01/01/2021, việc nộp các loại phí trên sẽ tiếp tục được áp dụng theo quy định tại Biểu phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư 279/2016/TT-BTC.

Bên cạnh đó, Thông tư số 75/2020/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 6 trong Thông tư số 279/2016/TT-BTC, cụ thể: Trường hợp tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập hoặc là cơ quan nhà nước được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ thì được trích lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ. Nộp 30% tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2020.

Trang Nguyễn
Ý kiến của bạn
Đà Nẵng - từ tình người đến tình yêu với thành phố đáng sống Đà Nẵng - từ tình người đến tình yêu với thành phố đáng sống

“Tôi muốn sống ở đây mãi mãi, lâu đến khi nào có thể”. Có lẽ không chỉ nữ nghệ sĩ Brazil Machini mà còn rất nhiều người trong số gần 16.000 người “xê dịch” đến Đà Nẵng mỗi năm cũng chung dự định: định cư lâu dài tại thành phố, không chỉ bởi thiên nhiên, chất lượng sống mà còn bởi một “vũ khí bí mật” khác mang tên… tình người.