Giáo dục khai phóng (libral art education): Hướng tiếp cận giáo dục mới
Giáo dục khai phóng (GDKP) bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Trong khi tại Mỹ, nền tảng giáo dục này đã có quá trinh phát triển lâu dài thì tại châu Âu (nơi khai sinh), GDKP đang dần quay trở lại. Và tại châu Á, mạng lưới các trường đại học áp dụng GDKP (Alliance of Libral Arts Universities-AALAU) mới chỉ ra đời vào tháng 11 năm 2017.
Lịch sử giáo dục khai phóng
GDKP ra đời từ thời kỳ cổ đại với ý tưởng giáo dục giải phóng con người. Vào thời kỳ đó, GDKP tham gia vào những cuộc tranh cãi trong công chúng, phục vụ trong tòa án, tranh tụng và tuyển nghĩa vụ quân sự. Khi đó, mới chỉ có 3 chủ đề chính được nhắc tới là ngữ pháp, biện luận và logich. Đến thời trung cổ, GDKP thêm 4 chủ đề nữa là số học, hình học, âm nhạc và thiên văn. Mục đích của GDKP là tạo ra những con người có trí tuệ, có hiểu biết và lập luận tốt.
Giáo dục khai phóng ngày nay là gì?
Ngày nay, GDKP đang trở thành các môn học liên môn bao gồm các chủ đề nhân văn như nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ, triết học, tôn giáo, dân tộc, ngoại ngữ, âm nhạc, kịch nghệ, ngôn ngữ cổ (Latinh, Hy Lạp), v.v…,
Khoa học xã hội như lịch sử, tâm lý học, luật, xã hội học, chính trị, nghiên cứu về giới, nhân chủng học, kinh tế, địa lý, v.v…
Khoa học tự nhiên như thiên văn học, sinh học, hóa học, vật lý, địa lý, khoa học trái đất,v.v…
Khoa học truyền thống như toán học, logich học, thống kế,v.v…
Lợi ích của giáo dục khai phóng
Một số lợi ích quan trọng mà GDKP đem lại như:
- Chuẩn bị tốt cho công việc trong nhiều ngành nghề khác nhau: GDKP đem lại nền tảng kiến thức chắc chắn trong nhiều lĩnh vực hơn là chuyên sâu, chỉ vào một lĩnh vực chuyên ngành.
- Đem đến nhiều sự lựa chọn hơn cho công việc khi ra trường.
- Dễ dàng hơn trong việc chuyển sang nghề nghiệp khác.
Giáo dục khai phóng tạo ra nghề gì?
Khác với việc xác định nghề nghiệp từ đầu khi chọn ngành học của các hình thức học truyền thống, sinh viên theo GDKP sẽ tập trung vào việc học nhiều nhất có thể về thế giới xung quanh. Điều đó giúp họ mở ra nhiều cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Trong khi một số ngành học đòi hỏi phải học cao hơn (thạc sỹ, tiến sỹ) mới có thể đi làm thì chỉ cần học cử nhân một số ngành GDKP đã có thể đi làm như:
Học thuật: kiến thức liên môn và các kỹ năng thu được từ GDKP sẽ giúp sinh viên ra trường có thể nghiên cứu và dạy các chủ đề lựa chọn.
Nghệ thuật: nhiếp ảnh, nghệ thuật thương mại, hội họa, thiết kế nội ngoại thất.
Giáo dục: sau khi hoàn thiện thêm một số phẩm chất để trở thành giáo viên, sinh viên có thể dạy rất nhiều các chủ đề khác nhau.
Phiên dịch: sinh viên ngành GDKP đều học ít nhất một ngoại ngữ. Điều đó giúp họ trở thành phiên dịch viên, giáo viên ngoại ngữ, nhà báo hoặc làm việc trong ngành du lịch,
Maketing: họ có thể chọn ngành quảng cáo, quan hệ công chúng, nhà báo, xuất bản, bản quyền, bởi vì GDKP giúp bạn hiểu hơn về con người và cách giao tiếp.
Khoa học chính trị: các công việc liên quan đến luật, chính sách công, chính trị, thương mại hay làm việc trong các tổ chức phi chính phủ.
Các ngành nghề khác: sinh học, môi trường, tài chính, phân tích nghiên cứu, dịch vụ xã hội,…
GDKP sẽ giúp các bạn sinh viên đạt được nhiều kỹ năng như thống kê, đánh giá, phê bình và sáng tạo. Ngoài ra, còn một số kỹ năng sẽ được hoàn thiện như:
- Kỹ năng giao tiếp nghe và viết.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Khả năng học và tổng hợp ý kiến.
- Kinh nghiệm về phân tích dữ liệu định tính và định lượng.
- Kỹ năng phê bình và đọc tài liệu…
Hải Lăng (Tổng hợp từ báo nước ngoài)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.