Gỗ dán Việt Nam duy trì Top 5 xuất khẩu thế giới

Xuất nhập khẩu
09:17 AM 04/02/2023

Trong 5 năm trở lại đây, ngành gỗ đã tăng trưởng tốt và lớn mạnh. Theo đó, giá trị xuất khẩu gỗ dán đạt khoảng 1,1 tỷ USD vào năm 2022 và Việt Nam đã nằm trong top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn trên thế giới.

Thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, từ năm 2018 trở lại đây theo ITC, Việt Nam đứng trong Top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn, giá trị xuất khẩu tăng từ 774 triệu năm 2018 lên 1,2 tỷ USD năm 2021 và 1,1 tỷ vào năm 2022.

Gỗ dán Việt Nam duy trì Top 5 xuất khẩu  thế giới - Ảnh 1.

Việt Nam đứng trong Top 5 thị trường xuất khẩu gỗ dán lớn trên thế giới. Ảnh: Công Thương

Trong đó, thị trường xuất khẩu gỗ dán hàng đầu gồm Trung Quốc (5,89 tỷ USD); Indonesia (2,51 tỷ USD); Nga (1,9 tỷ USD); Brazil (1,2 tỷ USD); Việt Nam (1,1 tỷ USD). Các thị trường nhập khẩu gỗ dán lớn như: Hoa Kỳ (4,5 tỷ USD); Nhật Bản (1,58 tỷ USD); Đức (1,1 tỷ USD); Hàn Quốc (0,84 tỷ USD); Anh (0,8 tỷ USD).

Hiện tại, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia và Nhật Bản là các thị trường chính tiêu thụ gỗ dán của Việt Nam.

Trong giai đoạn 2022-2030, ngành gỗ đang hướng đến mục tiêu đạt tổng giá trị xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2030. Đến năm 2030, ngành chế biến gỗ sẽ phát triển thành ngành kinh tế có vai trò quan trọng, hướng đến có thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thị trường xuất khẩu gỗ dán tại Việt Nam đã "bắt đáy" từ cuối quý III/2022 và đã kéo dài 4 tháng qua. Khả năng phục hồi thị trường xuất khẩu gỗ dán trong năm 2023 sẽ tùy thuộc vào những thay đổi của tình hình kinh tế thế giới, phân khúc thị trường, phân khúc sản phẩm mà các doanh nghiệp "nhắm tới".

Song, để ngành gỗ dán Việt Nam duy trì được vị trí Top 5 thế giới về lâu dài, các doanh nghiệp gỗ dán cần khắc phục những điểm yếu nội tại. Cụ thể, họ không nắm bắt được xu hướng cũng như chưa nhận biết được rủi ro và chưa chủ động tìm kiếm cơ hội để phòng ngừa rủi ro.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt mới tập trung vào chiến lược giá rẻ chứ không phải là sự độc đáo của sản phẩm. Phần lớn doanh nghiệp Việt bán qua công ty thương mại khiến họ không nắm được thông tin thị trường, không chủ động tiếp cận được khách hàng của mình để phát triển sản phẩm phù hợp cũng như tìm kiếm khách hàng mục tiêu.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam với nguồn vốn lớn hơn, kinh nghiệm sản xuất tốt hơn, giá thành sản phẩm rẻ hơn, tốc độ cải tiến sản phẩm nhanh hơn, quan trọng nhất sự kết nối chuỗi giá trị từ nhà cung ứng đến đầu ra đang đặt ra thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp gỗ dán Việt.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là việc mà các doanh nghiệp buộc phải làm. Mỗi doanh nghiệp sẽ có hướng đi và cách làm khác nhau, tuy nhiên, việc xây dựng chiến lược, phân tích xu hướng thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu,… việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải làm thường xuyên và liên tục.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Quý I, Việt Nam chi gần 351,9 triệu USD nhập khẩu hơn 1,12 triệu tấn phân bón Quý I, Việt Nam chi gần 351,9 triệu USD nhập khẩu hơn 1,12 triệu tấn phân bón

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính chung 3 tháng đầu năm 2024, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 1,12 triệu tấn, trị giá gần 352 triệu USD, giá trung bình đạt hơn 314 USD/tấn, tăng gần 83% về lượng và hơn 48% về giá trị.