Gỡ khó cho xuất khẩu điều sang Mỹ
Tình trạng thiếu container rỗng cùng với giá cước vận chuyển cao được dự báo kéo dài sang tận năm 2022 sẽ là những vấn đề gây khó khăn trong những tháng tới cho việc xuất khẩu hạt điều sang Mỹ và các nước châu Âu.
Thị trường tiềm năng
Theo số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 6 năm 2021 ước đạt 60 nghìn tấn với giá trị 377 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2021 đạt 274 nghìn tấn và 1,65 tỷ USD, tăng 22,2% về khối lượng và tăng 11,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Thị trường Mỹ chiếm gấn 1/3 trong tổng giá trị 3,5 tỷ USD xuất khẩu hạt điều hàng năm của Việt Nam
Cũng theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 50.000 tấn, trị giá 324 triệu USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với tháng 6.2021. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều đạt 324.000 tấn, trị giá 1,97 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 14% về trị giá so với 7cùng kỳ năm 2020.
Dự báo, xuất khẩu hạt điều trong quý III/2021 tăng trưởng khả quan nhờ nhu cầu nhập khẩu của các thị trường Mỹ, EU tăng theo yếu tố chu kỳ.
Thị trường hạt điều khu vực Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ) được dự báo sẽ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm trong giai đoạn 2020 – 2025. Do đó, tiềm năng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào thị trường này rất lớn.
Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Mỹ (AFI) đánh giá, thị trường Mỹ chiếm gấn 1/3 trong tổng giá trị 3,5 tỷ USD xuất khẩu hạt điều hàng năm của Việt Nam và việc giữ ổn định nguồn cung chính là chìa khóa để đảm bảo cho việc tiếp tục tăng trưởng.
Nhưng theo các chuyên gia, các chuyên gia dự báo xuất khẩu hạt điều trong quý 3/2021 tăng trưởng khả quan nhờ nhu cầu nhập khẩu của các thị trường Mỹ, EU. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, vận chuyển hạt điều của Việt Nam, do các biện giãn cách xã hội được thắt chặt hơn. Tình trạng thiếu container rỗng nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra trong những tháng tới, giá cước vận chuyển cao được dự báo sẽ kéo dài sang tận năm 2022, khiến giá hạt điều của Việt Nam khó cạnh tranh so với sản phẩm từ Ấn Độ, Brazil.
Tháo gỡ khó khăn
Trước nguy cơ gián đoạn nguồn cung hạt điều sang Mỹ, Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Mỹ gửi thư tới Thủ tướng đề xuất ưu tiên phân phối, tiêm vắc xin cho lao động ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm Việt Nam, đặc biệt là ngành điều.
Ông Bob Bauer, Chủ tịch AFI bày tỏ: "Chúng tôi đề nghị Quý vị làm việc với VINACAS là Hiệp hội thương mại đại diện cho ngành điều ở Việt Nam để triển khai việc tiêm vắc xin và thực hiện những văn bản chỉ đạo khác liên quan đến COVID-19 nhằm giúp Việt Nam giữ được vị trí dẫn đầu trong ngành, một vị trí mà nếu mất đi, có thể sẽ không bao giờ được lấy lại".
Nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp nhân điều của Việt Nam đang là nỗi lo lắng của nhiều nhà nhập khẩu trên thế giới
Theo ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết thời gian qua, đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung, ngành điều nói riêng.
Điều này tác động lớn đến nguồn cung ứng nhân điều của Việt Nam cho thị trường thế giới nói chung, thị trường Mỹ nói riêng. Nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp nhân điều của Việt Nam đang là nỗi lo lắng của nhiều nhà nhập khẩu trên thế giới.
""Hiệp hội đã gửi đề xuất của AFI tới Thủ tướng. Đồng thời có văn bản gửi các doanh nghiệp điều để hướng dẫn các doanh nghiệp liên hệ với cơ quan chức năng để chủ động đăng ký tiêm vắc xin cho doanh nghiệp mình".
Bên cạnh đó, các Bộ, ngành chức năng trong đó, Ngân hàng Nhà nước cần triển khai mạnh mẽ, hiệu quả các gói tín dụng đặc thù đối phó COVID-19. Cụ thể, thiết kế chính sách hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, thực hiện cơ cấu lại nợ (khoanh nợ, dãn nợ, miễn giảm lãi vay), tiếp tục cho vay mới với lãi suất ưu đãi cho người dân, doanh nghiệp để phục hồi sản xuất, kinh doanh thuộc diện chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Triển khai chính sách ưu đãi lãi vay vốn đối với các doanh nghiệp logistics, chế biến bảo quản nông sản để kịp thời hỗ trợ các dịch vụ hậu cần, lưu thông, kho lạnh, bảo quản hàng hóa trong suốt thời gian chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Cần triển khai nhanh chóng những giải pháp gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất, chế biến thực phẩm. Đồng thời, miễn thuế, miễn tiền thuê bến bãi, tiền điện, dịch vụ kho lạnh, bảo quản,…cho các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; hỗ trợ giảm lãi suất cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Bộ NN&PTNT cũng đề xuất Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính có chính sách hỗ trợ phí, cước vận chuyển đường hàng không và đường biển đối với các thị trường trọng điểm như: Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Đông để tăng năng lực cạnh tranh và giảm chi phí giá thành cho doanh nghiệp.
Anh SaGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.