Gỡ nút thắt vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
"Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện triển khai nhanh chóng, chủ động nhiều giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn khó khăn", ông Trần Anh Quý - Trưởng phòng Tín dụng chính sách Nhà nước, Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết tại tọa đàm trực tuyến “Gỡ nút thắt về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME)”, do Báo Dân trí tổ chức.
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV - SME) chủ yếu thuộc thành phần kinh tế ngoài nhà nước gồm 5 loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần có vốn Nhà nước và công ty cổ phần không có vốn Nhà nước.
DNNVV hiện đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, tạo ra nhiều việc làm, giúp duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp tại Việt Nam trong những năm qua và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách quốc gia. Các doanh nghiệp này chiếm tỷ lệ lớn trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam với trên 97%, sử dụng gần một nửa tổng số lao động và đóng góp đáng kể trong tổng GDP hàng năm.
DNNVV được coi là một trong bốn động lực tăng trưởng và cũng là "trụ cột" của nền kinh tế. Những năm gần đây, Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển. Chính phủ cũng có lập quỹ doanh nghiệp SME để phát triển doanh nghiệp.
Con số của Ngân hàng Nhà nước cho thấy hiện nay có khoảng hơn 2 triệu tỷ đồng tiền cho vay đối với khu vực này và tỷ lệ nợ quá hạn cũng rất thấp, chỉ khoảng 3-4%. Như vậy, phần lớn hàng trăm nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi vay vốn được từ ngân hàng cơ bản đều đã sử dụng rất hiệu quả và họ đang hoàn trả lại vốn cho ngân hàng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng ban cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp rất tốt nhưng để giải ngân được là bài toán rất khó.
"Chúng tôi mong các quỹ Nhà nước đã ban hành sẽ có hướng dẫn doanh nghiệp nhưng được thụ hưởng. Đôi khi chính sách ban hành ra, tiền để một góc thôi chứ chả cho doanh nghiệp sinh lời được. Hà Nội cũng có quỹ 3.000 tỷ đồng nhưng để duyệt vay được vốn rất khó", bà Ngân chia sẻ.
Bàn về vấn đề này, ông Trần Anh Quý, Trưởng phòng Tín dụng chính sách Nhà nước, Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước cũng rất rốt ráo trong việc xử lý vấn đề tín dụng, đặc biệt là việc giải phóng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đến 15/6/2023, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,32 triệu tỷ đồng, tăng 3,36% so với cuối năm 2022, tăng 8,94% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tín dụng nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa kịp tăng trưởng khoảng 3%. Thanh khoản hệ thống dư thừa và các tổ chức tín dụng còn nhiều dư địa, điều kiện cung ứng vốn so với nền kinh tế.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng còn thấp so với kỳ vọng do cầu tín dụng giảm và khả năng hấp thụ vốn nền kinh tế khó khăn.
"Một số nhóm khách hàng khi tiếp cận có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng được thủ tục vay vốn, còn nhiều vướng mắc pháp lý cũng như việc tiếp cận tín dụng doanh nghiệp tiếp tục hạn chế do đặc biệt cố hữu từ trước tới nay do quy mô nhỏ, năng lực quản trị điều hành thấp. Những điểm yếu này tiếp tục bộc phát nhiều hơn so với giai đoạn trước kia.
Các phương án kinh doanh khả thi, khả năng chuyển đổi sản xuất kinh doanh và thích ứng biến động thị trường của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nhiều hạn chế do vậy việc tiếp cận tín dụng khó khăn bởi ngân hàng khó đánh giá khách hàng trong khả năng trả được nợ cũng như đảm bảo sản an toàn trong việc cho vay...
Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đáp ứng Thông tư quốc tế qua các kênh Nhà nước, qua các Quỹ bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa… giai đoạn vừa qua cũng chưa phát huy được hết tính ưu việt cũng như sứ mệnh của mình trong việc hỗ trợ.
Tất cả điểm đó là nguyên nhân chung dẫn đến việc khó tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như khiến các tổ chức tín dụng khó cho vay", ông Quý nhấn mạnh.
Về triển khai đồng bộ biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hậu dịch COVID-19, ông Quý cho biết, Ngân hàng Nhà nước rất chủ động trong việc triển khai tháo gỡ các khó khăn như ban hành nhiều Thông tư, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức tín dụng tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp như cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, đặc biệt giữ nguyên nhóm nợ… Gần đây nhất, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành Thông tư 02/2023 ngày 23/4 quy định tổ chức tín dụng cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết liệt tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, để có điều kiện giảm lãi suất vay ở mức hợp lý, phù hợp mặt bằng lãi suất hiện tại, phù hợp mức độ rủi ro từng khoản vay. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng đổi mới quy trình, đơn giản hóa thủ tục cho vay vốn, xây dựng các chương trình, gói tín dụng phù hợp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp khó khăn và doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm lãi phù hợp với doanh nghiệp gặp khó khăn và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Chỉ đạo tổ chức tín dụng nâng cao năng lực thu thập, khai thác thông tin, đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, nâng cao hiệu quả thẩm định. Qua đó, tăng cường khả năng cho vay không có tài sản đảm bảo với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường xuyên thực hiện cơ chế đối thoại nhằm kết nối doanh nghiệp với ngân hàng để tìm ra giải pháp gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Hiện nay các tổ chức tín dụng đều tham gia cho vay với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì thế, kết quả đạt được khá khả quan. Đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng trưởng 8,28% so với cuối năm 2021, chiếm khoảng 19% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Đến tháng 4/2023, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 2,239 triệu tỷ đồng, tăng 2,46% so với cuối năm 2022, chiếm trên 18% tổng dư nợ nền kinh tế.
Dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay tập trung vào thương mại dịch vụ, chiếm khoản 57% tổng dư nợ; công nghiệp và xây dựng chiếm 40%. Các ngân hàng thương mại cho vay thì khối ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm khoảng 47%, ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng 49% tổng dư nợ, còn lại là các ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính.
"Như vậy, chính sách ngân hàng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai đầy đủ, thông qua nhiều kênh ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách. Việc thực hiện triển khai nhanh chóng, chủ động, nhiều giải pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn nói chung và khó khăn do dịch COVID-19 nói riêng", ông Quý nói.
Nhật HàTại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi Bắc bộ lần thứ 4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho biết, tăng trưởng GRDP của Vùng năm 2024 ước đạt 9,11%, cao hơn bình quân chung cả nước (ước đạt 6,8%-7%) và là vùng cao nhất cả nước.