Góc nhìn dài hạn của các doanh nghiệp nỗ lực phát triển “Xanh”

Đầu tư và Tiếp thị
07:22 AM 29/08/2022

Chốt phiên giao dịch 26/8/2022, VN-Index giảm 6,31 điểm xuống 1.282,57 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 669 triệu đơn vị, tương ứng 16.075,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 131 cổ phiếu tăng giá, 321 mã giảm giá và 69 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 2,36 điểm xuống 299,5 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 95,2 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1.969,4 tỷ đồng. Toàn sàn có 68 mã tăng và có tới 131 mã giảm giá, 47 mã đứng giá.

UPCOM-Index giảm 0,71 điểm xuống 92,88 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 86 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1.155 tỷ đồng. Toàn sàn có 152 mã tăng giá, 212 mã giảm giá và 94 mã đứng giá.

Khối ngoại vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng. Theo đó, khối này bán ròng 61,59 tỷ đồng trên HOSE và 1,4 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng gần 863 triệu đồng trên HNX.

Tại diễn đàn "Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 19/8, các ý kiến đều nhận định, những tác động tiêu cực do dịch Covid-19 đã khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Khó chồng khó hơn khi xung đột tại Ukraine, lạm phát gia tăng ở các nước lớn, chính sách zero Covid tại Trung Quốc… càng khiến doanh nghiệp thêm "khó thở".

Tạo giá trị thực của doanh nghiệp

Trước bối cảnh này, các diễn giả đều nhận định, khó khăn lại chính là cơ hội để doanh nghiệp thay đổi, bứt phá thông qua các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh để phục hồi và phát triển bền vững.

Bà Trần Phương Trà, Giám đốc mạng lưới chính sách kinh tế EPNet, AVSE Global nhận định, hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh. Trong đó, tăng trưởng xanh là xu hướng và ngày một trở nên cần thiết hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có khả năng đổi mới sáng tạo mạnh mẽ để đảm bảo khả năng thích ứng với sự biến đổi hiện tại.

Nhìn từ góc độ các doanh nghiệp trên thế giới, bà Trà cho rằng dù là tập đoàn đa quốc gia hay các doanh nghiệp nhỏ thì sự ưu tiên lớn nhất với họ là năng suất, sau đó là chất lượng sản phẩm. Nhưng với nhóm doanh nghiệp xuất sắc nhất gồm các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp tốp đầu, họ tập trung vào tốc độ và sự linh hoạt. Quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp là tập trung vào việc tạo ra những giá trị khác biệt cho doanh nghiệp.

Từ những kinh nghiệm quốc tế, các chuyên gia nhận định, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng tư duy luôn luôn tạo ra giá trị. Bên cạnh đó, cần xây dưng các kế hoạch hành động cụ thể, xác định ưu tiên các chương trình tạo ra giá trị cho doanh nghiệp như với tăng trưởng xanh, cần đánh giá tính bền vững,…

Đồng tình với quan điểm trên, ông Kakazu Shogo Tổng Giám đốc PGT Holdings (HNX:PGT), chia sẻ:

PGT Holdings đã chủ động đầu tư vào các hệ thống công nghệ thông tin và giá trị xanh để cải tiến doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng đã tận dụng cơ hội từ đại dịch để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Yếu tố con người cũng là một khía cạnh được nhấn mạnh. Theo đó, các doanh nghiệp cần khuyến khích các nhân viên phát triển bản thân, vượt qua giới hạn để từ đó tạo ra giá trị lớn hơn cho chính mình và cho tổ chức.

Giá trị của chuỗi cung ứng

Không chỉ sáng tạo từ trong nội bộ doanh nghiệp mà khi ra "biển" lớn, doanh nghiệp cũng phải khẳng định được sức mạnh của mình. Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, cho rằng Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập kinh tế thông qua ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhờ vậy, trong 2 năm qua, mặc dù kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, nhưng xuất khẩu Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan.

Song để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu, theo ông Trịnh Minh Anh, cần đón đầu và tận dụng cơ hội về dòng vốn dịch chuyển đầu tư, đặc biệt là dòng vốn đầu tư của các nước ra khỏi Trung Quốc, Hongkong…

Đồng thời, khai thác cơ hội ở các thị trường Việt Nam đã có FTA đặc biệt là EU, Hoa Kỳ... theo các hướng: xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp; ăn theo xu hướng đầu tư, sản xuất, xuất nhập khẩu của các tập đoàn, doanh nghiệp của các quốc gia khác.

Song cần hết sức chú ý đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của sản phẩm. Để tận dụng tối đa ưu đãi của 15 FTA, doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các ngành, cơ quan chức năng. Cần tìm hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình để cố gắng lấp hoặc tham gia lấp đầy các chỗ đứt gãy của các chuỗi cung ứng này.

Là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam, cho biết châu Âu có chiến lược phát triển bền vững với 3 trụ cột: bảo vệ môi trường, thúc đẩy quyền con người và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ba trụ cột này cũng được thể hiện trong Hiệp định EVFTA.

Do đó, ông Minh cho rằng các chiến lược, mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới cần thay đổi, điều chỉnh và gắn với chữ "xanh".

Nói thêm về chữ "xanh" trong doanh nghiệp, PGT Holdings cũng đã có 1 bài viết liên quan tới chủ đề này "ESG - Xu thế giúp các doanh nghiệp thu hút sự đầu tư".

ESG là thuật ngữ viết tắt (Environmental, Social and corporate Governance), chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty trong đánh giá doanh nghiệp. ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.

Cụ thể đó là các doanh nghiệp có thể đón nhận dòng vốn rẻ nhờ thực hành ESG

Có thể hiểu ESG là đầu tư vào các doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và môi trường thay vì chỉ chăm chăm lợi nhuận. Ví dụ của ESG đến từ những hành động đơn giản của doanh nghiệp như hoạt động sản xuất dùng nhiều năng lượng, doanh nghiệp có kế hoạch tối ưu hóa, tiết kiệm được 20-30% năng lượng đầu vào là vừa giảm được chi phí, vừa giảm phát thải trong bối cảnh Việt Nam là nước có tỷ lệ phát thải cao.

Hay với doanh nghiệp xuất khẩu, đầu tôm sau khi chế biến, thay vì bỏ đi thì có thể dùng làm phân bón hay keratin để tuần hoàn và tăng thêm dòng tiền.

Với doanh nghiệp dệt may dùng nhiều lao động thì cải thiện môi trường việc làm ra sao để sức khỏe tinh thần đời sống cán bộ nhân viên đảm bảo để họ ít nghỉ việc, giảm thiểu chi phí tuyển dụng.

Có thể nhiều doanh nghiệp nghĩ Việt Nam chưa có quy định ESG thì chưa cần đặt nặng sự quan tâm cũng không sao, doanh nghiệp vẫn hút được tiền đầu tư. Thực tế qua trao đổi bên lề với một tổ chức tư vấn, nhiều nhà đầu tư ngoại hồi đầu năm đã có động thái thoái vốn khá mạnh mẽ từ một doanh nghiệp thép lớn của Việt Nam khi thấy rằng doanh nghiệp này chưa có kế hoạch ESG phù hợp để xử lý những vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất. Còn doanh nghiệp nào cam kết với ESG thì cơ hội đón dòng vốn bền vững của quốc tế là rất lớn.

Góc nhìn dài hạn của các doanh nghiệp nỗ lực phát triển “Xanh” - Ảnh 1.

Để đạt được thành tựu này cũng không đơn giản, việc thực hiện ESG cần nhiều thời gian, nguồn lực từ việc thuê đối tác tư vấn, đến việc phổ biến đến từng đơn vị thành viên, thực hiện chỉ tiêu bảo vệ môi trường, phát triển con người, quản trị doanh nghiệp. Ngoài báo cáo tài chính, hàng năm doanh nghiệp phải có báo cáo chỉ số ESG làm mất từ 6 - 8 tháng.

Bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay: "Nhiều doanh nghiệp niêm yết đã thể hiện mức độ tuân thủ còn cao hơn yêu cầu pháp luật, thực hiện các báo cáo thường niên theo chuẩn mực ESG".

Theo ban Chứng khoán Nhà nước, trong bối cảnh sau đại dịch, ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp tiếp cận các chuẩn mực ESG, với mục tiêu phát triển kinh tế phải đi cùng với bảo vệ môi trường, phát triển con người và xã hội.

Dù đã có những điển hình thành công, nhưng số doanh nghiệp tham gia ESG tại Việt Nam là chưa nhiều. Số lượng báo cáo phát triển bền vững năm 2021 chỉ là 14, hơn được 2 báo cáo so với con số 12 của năm 2020 trong khi trên sàn chứng khoán có gần 750 doanh nghiệp niêm yết.

Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam có chính sách hướng dẫn kỹ thuật hay yêu cầu toàn bộ doanh nghiệp niêm yết phải công bố thông tin về phi tài chính thì ESG sẽ phát triển rất nhanh. Những doanh nghiệp niêm yết đi trước sẽ là hình mẫu, vì không chỉ xét đến dòng vốn trên thị trường chứng khoán.

Dòng vốn FDI dịch sang Việt Nam ngày càng nhiều, hầu hết họ đều quan tâm ESG, họ sang mà ta chưa sẵn sàng thì đôi khi ta đánh mất cơ hội. Còn khi ta sẵn sàng dù chưa áp dụng hoàn thiện, vẫn có thể đón trọn dòng vốn này.

Một minh chứng cụ thể về tầm quan trọng của ESG nói chung và các chỉ tiêu phát triển bền vững, chữ "xanh" trong doanh nghiệp nói riêng đó là PGT Holdings.

Tại doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT), phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.

Góc nhìn dài hạn của các doanh nghiệp nỗ lực phát triển “Xanh” - Ảnh 2.

Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:

SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.

SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

Góc nhìn dài hạn của các doanh nghiệp nỗ lực phát triển “Xanh” - Ảnh 3.

SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Đặc biệt so với các doanh nghiệp cùng ngành PGT luôn khẳng định vai trò của mình, không chỉ đem lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn đóng góp cho các công tác xã hội, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng.

Góc nhìn dài hạn của các doanh nghiệp nỗ lực phát triển “Xanh” - Ảnh 4.

Trong đó phải kể tới năm 2021, Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh" được PGT góp công sức kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam ngay từ đầu dịch. Tuy là một dự án nhỏ nhưng lại mang một thông điệp vô cùng to lớn mà đó cũng chính là phương châm và triết lý trong kinh doanh của PGT Holdings "Giá trị bền vững của doanh nghiệp".

Cũng trong năm 2021, CTCP PGT Holdings đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với CTCP IENT.

Cụ thể, PGT Holdings & CTCP IENT trở thành đối tác chiến lược về kinh doanh online thông qua trang "Tax Free Online.jp" dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản.

Góc nhìn dài hạn của các doanh nghiệp nỗ lực phát triển “Xanh” - Ảnh 5.

Cũng góp một phần không nhỏ khẳng định giá trị của PGT Holdings, PGT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.

Năm 2022, PGT Holdings đang nỗ lực thực hiện dự án "Phát triển kinh tế, giáo dục" cùng tỉnh Đồng Tháp. PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.

Góc nhìn dài hạn của các doanh nghiệp nỗ lực phát triển “Xanh” - Ảnh 6.

Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.

Đặc biệt, trong tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp PGT Holdings đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế cùng các đối tác chiến lược từ Nhật Bản, Hoa Kỳ..trong lĩnh vực tài chính, công nghệ số.

Góc nhìn dài hạn của các doanh nghiệp nỗ lực phát triển “Xanh” - Ảnh 7.

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 26/8/2022, mã PGT đang giao dịch trong khoảng giá 5,500 – 10,000 VNĐ.

Do đó, mã PGT trên sàn HNX chính là 1 gợi ý đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn