Góc nhìn đầu tư: Bức tranh khó đoán của TTCK cuối năm 2022
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/11/2022, VN-Index giảm 3,38 (0,33%) về 1.019,81 điểm, HNX-Index giảm 0,92 điểm (0,44%) về 210,74 điểm, UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (0,46%) xuống 75,66 điểm.
Toàn sàn có 21 mã tăng trần, 266 mã tăng giá, 867 mã đứng giá, 430 mã giảm giá, 30 mã giảm sàn.
Thị trường chứng khoán đang chứng kiến: Dư nợ margin ghi nhận ở các công ty chứng khoán rất cao, trong khi giao dịch thực tế hàng ngày lại rất thấp. Các chuyên gia cũng đồng thuận cho rằng các tài sản dễ thanh khoản như cổ phiếu đang bị bán ra hoặc sử dụng làm tài sản đảm bảo nhằm lấy tiền mặt cho nhu cầu ngoài giao dịch.
Tuy nhiên, điểm tích cực được nhìn nhận là áp lực bán cổ phiếu để tạo thanh khoản tiền mặt cũng đã diễn ra một thời gian, và là nguyên nhân khiến thị trường lao dốc liên tục. Do đó có thể giai đoạn hiện tại nhu cầu này đã giảm đi. Nếu thị trường từ từ cân bằng lại và không giảm thêm, đó sẽ là tín hiệu tốt cho thấy áp lực thanh khoản đã qua giai đoạn cao nhất trong ngắn hạn.
Ở tuần trước ( 24/10 - 28/10) thị trường một lần nữa phản ứng tích cực với ngưỡng 1.000 điểm, chỉ số VN-Index sau khi giảm xuống mức thấp nhất 962,45 điểm đã phục hồi lên mức 1.027,36 điểm. Các chuyên gia cũng nghiêng về cơ hội tạo 2 đáy trong ngắn hạn. Tuy vậy thị trường mới được đánh giá là bớt tiêu cực hơn, vì dòng tiền vào vẫn rất yếu, kết hợp với nhiều số liệu lợi nhuận kém khả quan.
Bối cảnh hiện tại vẫn tập trung vào hai đợt tăng lãi suất kế tiếp của FED trong năm 2022. Việc Ngân hàng nhà nước tăng sớm lãi suất điều hành có thể là một bước đi trước, nhưng tín hiệu quan trọng vẫn là diễn biến tỷ giá.
Thứ trưởng Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân thị trường chứng khoán có điều chỉnh giảm mạnh.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, thời gian qua thị trường chứng khoán có điều chỉnh giảm, có lúc giảm sâu, xuất phát từ cả các yếu tố trong và ngoài nước.
Về tình hình quốc tế, ông Chi nêu rõ tình hình tại các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu có sự thay đổi rõ rệt sau đại dịch với lạm phát cao, tăng trưởng thấp và có sự điều chỉnh lớn về chính sách tài khóa và tiền tệ.
"Tăng trưởng tại các nền kinh tế lớn ở mức rất thấp. Các tổ chức tài chính quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế này so với dự kiến từ đầu năm. Đây là một nguyên nhân tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam", Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết.
Bên cạnh đó, tình hình địa chính trị và cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường.
"Đến thời điểm này không ai có thể dự báo lạc quan về thời điểm kết thúc cuộc xung đột này. Việc này ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới và chuỗi cung ứng năng lượng, đặc biệt là xăng dầu - mặt hàng chiến lược, theo đó tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam", ông Chi nói.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán khu vực và thế giới như ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… cũng có biến động mạnh và điều này tác động liên thông tới thị trường chứng khoán Việt Nam.
Về nguyên nhân trong nước, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, tăng lãi suất, kiểm soát room tín dụng… để phản ứng với tình hình quốc tế đã ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán.
Trước tình hình hiện tại, Thứ trưởng nhấn mạnh tới một số giải pháp về cả ngắn hạn và dài hạn mà Bộ Tài chính sẽ thực hiện để tiếp tục duy trì sự ổn định của thị trường chứng khoán.
Về ngắn hạn, trước mắt, Bộ Tài chính tiếp tục đảm bảo vận hành ổn định và an toàn của thị trường chứng khoán trong mọi tình huống.
Thứ hai, tăng cường minh bạch trong việc yêu cầu các công ty tham gia thị trường tuân thủ quy định về công bố thông tin, xử lý nghiêm vi phạm.
Thứ ba, tổ chức nhiều đoàn thanh tra giám sát các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư để kịp thời phát hiện các vi phạm trên thị trường.
"Các hành vi vi phạm bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm và công khai luôn", ông Chi nhấn mạnh.
Thứ tư, tăng cường thông tin chính thống từ cơ quan quản lý nhà nước ra thị trường một cách chính xác và kịp thời để đảm bảo thông tin xấu độc không gây ảnh hưởng tới thị trường.
"Điều quan trọng là giám sát được các tin đồn thất thiệt. Tất cả trường hợp này đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông cùng Bộ Công an phối hợp xử lý nghiêm. Như vừa rồi đã có các trường hợp bị truy tố và chịu án tù", Thứ trưởng Bộ Tài chính nêu rõ.
Thứ năm, tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật, trước mắt là Nghị định 155 và các văn bản hướng dẫn để kịp thời xử lý các bất cập.
Về lâu dài, ông Chi cho biết Bộ Tài chính đã có kế hoạch rà soát và xem xét điều chính các nội dung bất cập của Luật Chứng khoán. Cùng với đó, tiếp tục tái cấu trúc thị trường chứng khoán; đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực của cả nhà đầu tư, cơ quan quản lý và lực lượng thanh kiểm tra giám sát thị trường, cùng nhiều giải pháp khác.
Về thị trường chứng khoán tuần này ( Từ 31/10 - 4/11/2022)
Việc thị trường giằng co trên nền thanh khoản thấp cho thấy tâm lý giới đầu tư vẫn rất thận trọng. Nhìn theo hướng tích cực thì thị trường vẫn đang gặp áp lực chốt lời đối với nhóm cổ phiếu bắt đáy về tài khoản nhưng thanh khoản không tăng mà còn giảm cho thấy áp lực bán không quá áp đảo. Về tổng thể, thị trường đang tạo vùng cân bằng, diễn biến giằng co với thanh khoản thấp là tín hiệu tích cực. Điểm cần chú ý trong tuần qua là việc khối ngoại bán ròng mạnh trở lại. Về xu hướng ngắn hạn, vùng 1040-1045 điểm vẫn là kháng cự ngắn hạn của chỉ số.
Với góc nhìn của nhà đầu tư, ông Kakazu Shogo CEO của PGT Holdings đưa ra chia sẻ:
"Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng hợp lý, chờ thị trường chung ổn định trở lại. Có thể xem xét, lên lại danh mục theo dõi đầu tư. Ưu tiên các mã cơ bản tốt, tỷ trọng tiền mặt cao,... các mã ít chịu ảnh hưởng từ diễn biến của tình hình trái phiếu doanh nghiệp hiện nay đang chiếm lợi thế."
Bên cạnh đó, cuối năm 2022 cũng chính là giai đoạn nước rút của mỗi doanh nghiệp nói chung và PGT Holdings nói riêng.
Ông Kakazu Shogo nhấn mạnh yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. "Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.
Đặc biệt tháng 10/2022 vừa qua, PGT Holdings có thông báo 1 dự án đang hợp tác cùng SoftBank Group Corp._(Tập đoàn SoftBank), về dịch vụ "Musubu Connect".
"Musubu Connect" cung cấp hỗ trợ kho ứng dụng cho người lao động nước ngoài đến sinh sống và học tập tại Nhật Bản đối với các công ty sử dụng người nước ngoài như thực tập sinh kỹ năng.. Dịch vụ như công cụ học tiếng Nhật/cẩm nang sinh hoạt, hỗ trơ khám bệnh, tin tức thiên tai và chuyển tiền quốc tế, đồng thời giúp cho những người lao động nước ngoài gặp khó khăn trong giao tiếp và thu thập thông tin bằng tiếng Nhật thuận tiện hơn. Ứng dụng này còn là công cụ hỗ trợ tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Tagalog, tiếng Indonesia, tiếng Anh, v.v. Ngoài ra, "Musubu Connect" được cung cấp cả bộ bằng cách cài đặt sẵn có trên điện thoại thông minh.
Website: https://www.softbank.jp/
Với lần hợp tác này, thông qua "Musubu Connect", Công ty CP SoftBank & Công ty CP PGT JAPAN (Công ty con của PGT Holdings) mong muốn đóng góp vào sự tự lập của người lao động nước ngoài, một môi trường sống và làm việc an toàn và đảm bảo, giảm gánh nặng cho các công ty tiếp nhận và giảm thiểu vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực ở Nhật Bản.
Khép lại phiên giao dịch ngày 3/11/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Lãi suất cho vay nhà ở xã hội của năm 2025 giảm xuống còn 4,7%/ năm. Đây là nội dung trong Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành.