Góc nhìn đầu tư: Cơ hội đầu tư tăng trưởng tốt trên nền định giá ở mức thấp
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/9/2022, VN-Index giảm 34,23 điểm (2,68%) còn 1.243,17 điểm, HNX-Index giảm 9,22 điểm (3,14%) còn 284,05 điểm, UPCoM-Index giảm 1,26 điểm (1,37%) về 90,38 điểm.
Toàn sàn có 23 mã tăng trần, 170 mã tăng giá, 735 mã đứng giá, 642 mã giảm giá, và 40 mã giảm sàn.
Giá trị giao dịch (20.3 ngàn tỷ đồng) tại HOSE là khá cao trong hôm nay, khi so sánh với mức trung bình thời gian gần đây. Giá trị bán ròng của khối ngoại tại HOSE trong hôm nay ở mức 432 tỷ đồng.
Trên góc nhìn dài hạn, thị trường vẫn đang tích lũy trên nền định giá ở mức thấp so với trung bình 5 năm gần nhất, trong bối cảnh tăng trưởng nền kinh tế vẫn được duy trì. Qua đó vẫn duy trì những cơ hội đầu tư tăng trưởng tốt. Nhà đầu tư tỷ trọng hợp lý xem xét chọn lọc giải ngân, tích lũy đối với những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng trong quý 3/2022, đang thu hút dòng tiền ngắn hạn gia tăng.
Điều chỉnh ngắn hạn
Các chuyên gia cho rằng thị trường có thể sẽ điều chỉnh trong phiên kế tiếp (05/09) và chỉ số VN-Index có thể sẽ còn biến động trong vùng 1,260-1,285 điểm. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên chúng tôi cho rằng chỉ số VN-Index khó có thể vượt hoàn toàn vùng 1,260-1,285 điểm. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn tiếp tục giảm cho thấy các nhà đầu tư vẫn đang bi quan với diễn biến thị trường hiện tại và rủi ro mua mới vẫn ở mức cao.
Vùng kháng cự VN-Index 1,300 điểm đang trở thành khó chinh phục trong ngắn hạn, và tác động tiêu cực từ thị trường thế giới làm cho VN-Index điều chỉnh, tuy nhiên môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định, thị trường chứng khoán kỳ vọng thuận lợi từ những chính sách điều hành như nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công và các chương trình phục hồi kinh tế sẽ tạo động lực tăng trưởng trong các tháng còn lại của năm 2022. Do đó thị trường khó xảy ra kịch bản điều chỉnh sâu mà có thể tiếp tục tích lũy trên nền giá mới. Đối với danh mục trung dài hạn, có thể tiếp tục mua tích lũy nhóm ngân hàng, xây dựng hạ tầng và khu công nghiệp trong nửa cuối năm 2022.
Trước ngưỡng cản 1.300 điểm, VN-Index có đủ lực để vượt qua?
Thoát khỏi tác động tiêu cực từ sự đi xuống của thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ và các TTCK Châu Á, chứng khoán Việt Nam đã nỗ lực giữ vững điểm số. Đóng cửa phiên cuối cùng của tháng 8 tại 1.280,51 điểm, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,12 điểm (tương đương 0,09%) so với phiên trước, tăng 6,15% so với cuối tháng 7 và còn giảm 14,53% so với đầu năm.
Tâm lý hạn chế giao dịch trước ngày nghỉ khiến thanh khoản khớp lệnh trên HoSE dừng ở mức 11,6 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng 173 tỷ đồng.
Theo nhận định, trong các phiên tới, nếu chỉ số VN-Index chinh phục lại thành công kháng cự 1.285 điểm, đà hồi phục trên chỉ số vẫn sẽ được duy trì. Ngược lại nếu điều chỉnh từ vùng cản này, nhiều khả năng chỉ số sẽ phải kiểm định vùng hỗ trợ 1.250 điểm.
Cũng trên quan điểm phân tích kỹ thuật, tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VN-Index, VN30-Index, VNMID-Index, VNSML-Index tạm chuyển xuống Trung tính sau khi đóng cửa dưới đường MA10 ngày. Trong khi đó, HNX-Index là chỉ số đầu tiên có tín hiệu chuyển xuống Tiêu cực.
Trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường sẽ có những nỗ lực tăng điểm trong phiên sáng để các chỉ số sàn HoSE kiểm định lại kháng cự MA10 ngày còn HNX-Index kiểm định lại kháng cự MA20 ngày. Nếu lực mua đủ mạnh để duy trì ưu thế đến cuối ngày, giúp chỉ số đại diện VN-Index vượt trở lại lên trên đường MA10 tại 1.275 điểm, tín hiệu suy yếu tạm thời của xu hướng sẽ được củng cố trở lại. Khi đó, VN-Index sẽ duy trì cơ hội tiến lên kiểm định vùng đỉnh tháng 6 quanh 1.310 điểm.
Ngược lại, nếu lực mua không đủ mạnh và bị lực bán áp đảo trở lại và khiến VN-Index duy trì đóng cửa dưới 1.275 điểm, chỉ số sẽ có thể sẽ giảm trở lại để thử thách hỗ trợ tại 1.250-1.265 điểm một lần nữa.
Vượt vùng cản 1.300 điểm của VN-Index và 1.325 điểm của VN30-Index chưa có động thái rõ ràng. Tuy nhiên, thị trường có ghi nhận diễn biến tích cực từ một số nhóm ngành như Điện, Thủy sản, Ngân hàng… Do đó, thị trường có thể sẽ tiếp tục kiểm tra cung cầu theo hướng tăng dần trong phiên giao dịch tiếp theo. Nhà đầu tư cần chú ý áp lực tại vùng cản 1.280 - 1.300 điểm của VN-Index và nên tận dụng nhịp tăng để cân nhắc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Chứng khoán Việt Nam vẫn hút vốn từ Đài Loan, quỹ Fubon giải ngân 8 tháng liên tiếp
Tổng quan thị trường tháng 8, sau khi tìm được điểm cân bằng trong tháng 7, VN-Index tăng mạnh trong tháng 8 với tỷ lệ tăng cao nhất trong 10 tháng trở lại đây. Đóng cửa tháng chỉ số ở 1.280,51 điểm, cao hơn 6,3% so với cuối tháng 7.
Huy động vốn từ Fubon FTSE Vietnam ETF.
Trong diễn biến khởi sắc của thị trường chung, dòng vốn ngoại có sự đảo chiều với quy mô mua ròng 980 tỷ đồng, tương đương 41,9 triệu USD. Theo dữ liệu của người viết, một dòng vốn chiếm tỷ trọng không nhỏ từ thị trường Đài Loan.
Thống kê trong tháng 8 vừa qua, dòng vốn thông qua quỹ hoán đổi danh mục (ETF) là Fubon FTSE Vietnam ETF đã giải ngân thêm 328,9 triệu Tân đài tệ (tương ứng 10,74 triệu USD hoặc 255 tỷ đồng) vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, nhóm này huy động thêm được 22,5 triệu chứng chỉ quỹ và không hủy niêm yết chứng chỉ quỹ.
Thời điểm trung tuần tháng 8, quỹ Fubon ETF huy động lượng vốn lớn nhất, trong đó tuần 8 - 14/8 (56,8 tỷ đồng), 15 – 21/8 (137 tỷ đồng). Những ngày cuối tháng 8 hoạt động huy động vốn của quỹ có sự chững lại.
Còn nếu so với quy mô của những tháng trước đó, quy mô giải ngân vào thị trường Việt Nam của quỹ Fubon đã giảm 4 tháng liên tiếp, nhưng đây vẫn là điểm sáng khi nhiều ETF lớn trên thị trường bị giảm quy mô như DCVFM VN Diamond ETF (FUEVFVND) hay E1VFVN30.
Với việc tiếp tục giải ngân mạnh vào thị trường chứng khoán Việt Nam, Fubon FTSE Vietnam ETF nâng quy mô huy động vốn trong 8 tháng đầu năm lên hơn 7,4 tỷ Tân Đài tệ, tương ứng giá trị hơn 255 triệu USD. Đỉnh điểm là việc mua ròng hơn 82 triệu USD trong tháng 5. Giá trị mua ròng trong tháng 2 thấp nhất, đạt dưới 1 triệu USD.
Cập nhật tại ngày 31/8, tổng quy mô của quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF đạt gần 1,24 tỷ chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị tài sản ròng 18,16 tỷ Tân Đài tệ (13.896 tỷ đồng). Quy mô này đứng thứ hai trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xếp sau DCVFM VN Diamond ETF.
Về kết quả đầu tư, tỷ suất lợi nhuận của quỹ là -16,9%. Kết quả này tương đương với phần đông quỹ đầu tư có quy mô lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Mã PGT trên sàn HNX, một cổ phiếu đang thu hút các nhà đầu tư với mức giá tốt. trong tháng 9.
PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Ông Kakazu Shogo_CEO của PGT Holdings.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Tiếp tục là những dự án đang triển khai vô cùng khả quan, PGT Holdings đang từng bước bắt nhịp với xu hướng của thị trường
Đặc biệt trong năm 2022 PGT Holdings đẩy mạnh lĩnh vào vực đổi mới công nghệ để phát triển 4.0, và bảo đảm chuỗi cung ứng lao động cho thị trường Việt Nam và nước ngoài.
Dự án cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam, được Công ty Cổ phần PGT Holdings hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Cloud Circus đang có những tín hiệu vô cùng tích cực.
Cùng với đó dự án PGT Holdings cùng các đối tác sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ, chính là điểm nhấn trong 3 tuần qua.
Cụ thể PGT Holdings sẽ cùng đối tác cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.
Đối với thị trường trong nước, PGT Holdings với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược sẽ liên kết với các công ty chứng khoán , công ty luật, cũng như công ty kiểm toán chuyên về lĩnh vực hỗ trợ các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Ngoài ra, đối với thị trường nước ngoài, PGT tập trung vào thị trường Mỹ (Nasdaq), và PGT có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường này nên có thể hỗ trợ chính sách vốn bằng nguồn vốn nước ngoài, từ đó cấp vốn cho các công ty Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ các mối quan hệ với các nhà đầu tư thông qua IR, PR, v.v.."
Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Khép lại phiên giao dịch ngày 7/9/2022, mã PGT trên sàn HNX giao dịch trong khoảng giá 5,300 – 10,000 VNĐ.
Do đó, mã PGT là một gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân gia tăng tỷ trọng trong dài hạn.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Tổ chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh làm tổ trưởng; Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy là tổ phó.