Góc nhìn đầu tư: Kỳ vọng nhịp phục hồi kỹ thuật chiếm ưu thế

Đầu tư và Tiếp thị
07:43 AM 04/10/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/10/2022, VN-Index giảm 45,67 điểm (4,03%) còn 1.086,44 điểm, HNX-Index giảm 12,08 điểm (4,83%) về 238,17 điểm, UPCoM-Index giảm 2,2 điểm (2,59%) xuống 82,76 điểm.

Thanh khoản toàn thị trường với khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 554 triệu đơn vị, với giá trị 11,5 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng đạt 62,2 triệu đơn vị, với giá trị 1,1 ngàn tỷ đồng.

Dù đang gặp nhiều khó khăn, nhưng nhiều chuyên gia dự báo sang năm 2023 dòng tiền sẽ đổ về, giúp thị trường chứng khoán chuyển biến tích cực hơn. Nếu tìm đúng 'long mạch' lúc này, nhà đầu tư sẽ có 'cơ hội đổi đời'.

Động thái tăng lãi suất của Ngân hàng nhà nước được đánh giá là vẫn chưa chiết khấu đủ lên diễn biến thị trường. Các chuyên gia vẫn chờ thời điểm tốt hơn để giải ngân và mức giảm đủ mạnh sẽ thu hút được dòng tiền lớn tham gia.

Các quyết định tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước có ý nghĩa về mặt tín hiệu, định hướng hơn là các tác động thực tế do 2 kênh tái chiết khấu và tái cấp vốn ít được sử dụng. Trong khi lãi suất cho vay liên ngân hàng qua đêm tăng lên là phù hợp với diễn biến hiện tại của thị trường liên ngân hàng khi lãi suất OMO trong nhiều phiên đấu thầu đã lên đến 5.9% - 6.1%. Việc tăng các loại lãi suất này nói chung là hoàn toàn phù hợp với xu hướng tăng lãi suất trên thế giới, cũng như diễn biến vĩ mô hiện tại, tuy nhiên ít có tác động thực tế khiến mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế tăng theo.

Dù vậy, việc nâng trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn có thể khiến các ngân hàng thương mại chạy đua tăng lãi suất kỳ hạn ngắn để cạnh tranh thu hút thêm tiền gửi ngắn hạn trong bối cảnh thanh khoản hệ thống thiếu hụt như hiện tại, và thực tế đã đang diễn ra trong vài ngày gần đây, qua đó có thể có các tác động dây chuyền lên các lãi suất kỳ hạn dài và mặt bằng lãi suất nói chung của cả nền kinh tế. Theo đó, thị trường chứng khoán trong nước cũng sẽ chịu các tác động tiêu cực nhất định.

Các chuyên gia khá đồng thuận trong việc xác định thời điểm giải ngân tốt nhất khoảng tuần cuối tháng 9, đầu tháng 10. Quyết định tăng lãi suất và trần lãi suất huy động tuần qua càng củng cố quan điểm thận trọng chờ đợi. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có diễn biến xấu và có khả năng kiểm định lại vùng đáy cũ. Thanh khoản thị trường thấp, VN-Index giảm liên tiếp thể hiện quan điểm ngại rủi ro vẫn chi phối.

Tuy vậy trong ngắn hạn các chuyên gia vẫn kỳ vọng thị trường sẽ có nhịp phục hồi khi chiết khấu đầy đủ các thông tin xấu mang tính thời điểm. Nhóm cổ phiếu phòng thủ được quan tâm như bảo hiểm, tiện tích, bất động sản khu công nghiệp, bán lẻ, đầu tư công...

Trong trung hạn, xu hướng kiên định tăng lãi suất nhanh để kiềm chế lạm phát trên thế giới vẫn sẽ gây sức ép tới Việt Nam. Việc Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất ngay sau quyết định của FED thể hiện sức ép không thể đứng ngoài, nhất là khi đây là quyết định đầu tiên của Ngân hàng nhà nước dù FED đã tăng liên tục lãi suất nhiều lần trước đó. Các chuyên gia tin rằng việc ưu tiên ổn định vĩ mô sẽ phải hi sinh phần nào cơ hội tăng trưởng và điều đó không thuận lợi cho thị trường chứng khoán.

Tại tọa đàm "Thị trường chứng khoán 2023: Xu thế mới, lựa chọn mới", nhiều chuyên gia cho rằng:

Đầu tư phụ thuộc vào kỳ vọng, nên thị trường chứng khoán thường phản ánh và đi trước nền kinh tế vĩ mô từ 1-3 quý. Chẳng hạn câu chuyện kinh tế tốt đã được phản ánh từ cuối năm 2021. Hai quý đầu năm nay thị trường chứng khoán sụt giảm, phản ánh trước tình hình kinh tế nửa cuối năm.

Bên cạnh đó, chi phí lãi vay đang tăng dẫn tới dòng tiền bị rút ra. Chứng khoán hoạt động trên dòng tiền, tiền ít thì giá cổ phiếu không tăng cao được. Xét trong ngắn hạn thị trường biến động theo cung cầu. Tuy nhiên, về dài hạn, thị trường phản ánh nền tảng của doanh nghiệp. Do vậy nhà đầu tư không nên ngạc nhiên với các diễn biến suy giảm trong ngắn hạn như hiện nay.

Thị trường chứng khoán được dự báo kém khả quan trong ngắn hạn, song vẫn có những cổ phiếu có thể tăng trưởng lợi nhuận trong năm sau.

Mặt khác trong cuộc khủng hoảng sẽ có những cơ hội tốt để tích lũy cổ phiếu trong dài hạn 3-5 năm. Ví dụ giai đoạn năm 2012 suy thoái kinh tế, nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp tốt có định giá rất rẻ, từ đó đến nay cũng chính những doanh nghiệp này lại tăng trưởng lợi nhuận từ 10-20 lần. Hoặc ngay trong đại dịch COVID-19 nhiều cổ phiếu rơi vùng giá thấp, những nhà đầu tư mua vào đúng lúc đã có được lợi nhuận.

Tuy nhiên, người có khẩu vị rủi ro cao hơn lại đặc biệt ưa thích giai đoạn này, vì có thể lựa chọn hàng tốt với giá giảm, "cơ hội ăn lãi" nếu tìm đúng cổ phiếu phù hợp.

Việt Nam đang rất "khéo" trong điều hành chính sách, lợi thế là tỉ lệ nợ công/GDP đang giảm nhiều, nằm mức 43% trong khi trần nợ công là 65%. Tỉ lệ này gần tương đương với giai đoạn Trung Quốc đưa nền kinh tế đi qua cuộc khủng hoảng năm 2008-2011.

Bên cạnh đó, đầu tư công cũng là động lực chính cho kinh tế Việt Nam. Do duy trì một mức tăng trưởng GDP cao, với dự phóng tăng trưởng GDP 7% năm 2022, nên bức tranh trung hạn của thị trường chứng khoán vẫn hấp dẫn. Chưa kể dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam.

"2022 là năm đẹp về vĩ mô nhưng rất xấu về tiền tệ, sang năm 2023 vĩ mô bớt màu sáng nhưng tiền tệ sẽ tích cực hơn".

Thị trường chứng khoán phụ thuộc nhiều vào dòng tiền. Dòng tiền cuối năm nay vẫn tiếp tục căng thẳng, song sang năm 2023 sẽ cải thiện tích cực hơn.

Về chiến lược đầu tư, kinh tế vĩ mô khó khăn, nhà đầu tư có thể lựa chọn nhóm cổ phiếu mang tính "phòng thủ", ít phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế như cổ phiếu ngành bán lẻ, tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin...

Hay cổ phiếu của doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư công và FDI, hưởng lợi khi giá đầu vào giảm (cao su, săm lốp, hóa chất…), có câu chuyện kinh doanh riêng (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng - IPO, thoái vốn công ty con, kết quả kinh doanh phục hồi từ đáy), có vị thế tiền mặt lớn hưởng lợi từ môi trường lãi suất...

Dự báo TTCK từ 3/10 – 7/10: Thị trường có thể xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật

Theo các chuyên gia nhận đinh, VN-Index đã cân bằng và hồi phục trở lại từ hỗ trợ 1.100 điểm sau chuỗi ngày giao dịch thận trọng. Với trạng thái hiện tại VN-Index, có thể sẽ tiếp tục hồi phục theo quán tính. Vùng kháng cự gần sẽ nằm quanh đáy tháng 7, từ 1.142 - 1.150 điểm. Nhiều khả năng chỉ số sẽ điều chỉnh sau khi tiệm cận vùng cản kể trên và có thêm một lần kiểm lại hỗ trợ 1.110 điểm.

Thêm vào đó, 2 cơ sở cho nhận định thị trường phục hồi, gồm: định giá rẻ kích thích dòng tiền bắt đáy và thị trường được hỗ trợ bởi thông tin kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yết bắt đầu được công bố. "Chỉ số VN-Index có thể hướng tới vùng 1.140 - 1.180 điểm".

Chia sẻ về góc nhìn đầu tư trong tuần đầu tiên của tháng 10/2022, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo đưa ra quan điểm:

Nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng cao trong tuần giao dịch tới do rủi ro thị trường vẫn đang ở mức cao và dòng tiền trên thị trường vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc đáng kể. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi ở mức giá cao, hạn chế sử dụng đòn bẩy và duy trì tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải. Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng những phiên tăng điểm để hạ dần tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, có hệ số beta cao (hệ số đo lường biến động của cổ phiếu so với thị trường)."

Mã PGT trên sàn HNX, một cổ phiếu đang thu hút các nhà đầu tư với mức giá tốt trong bối cảnh hiện nay.

PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

PGT Holdings đang từng bước bắt nhịp với xu hướng của thị trường với những dự án công nghệ

Cụ thể, trong năm 2022 PGT Holdings đẩy mạnh lĩnh vào vực đổi mới công nghệ để phát triển 4.0, và bảo đảm chuỗi cung ứng lao động cho thị trường Việt Nam và nước ngoài.

Dự án cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam, được Công ty Cổ phần PGT Holdings hợp tác kinh doanh với Công ty Cổ phần Cloud Circus đang có những tín hiệu vô cùng tích cực.

photo-1664805360504

Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

photo-1664805364836

Cùng với đó dự án PGT Holdings cùng các đối tác sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ, chính là điểm nhấn trong 3 tuần qua.

Cụ thể PGT Holdings sẽ cùng đối tác cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

Đối với thị trường trong nước, PGT Holdings với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược sẽ liên kết với các công ty chứng khoán , công ty luật, cũng như công ty kiểm toán chuyên về lĩnh vực hỗ trợ các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Ngoài ra, đối với thị trường nước ngoài, PGT tập trung vào thị trường Mỹ (Nasdaq), và PGT có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường này nên có thể hỗ trợ chính sách vốn bằng nguồn vốn nước ngoài, từ đó cấp vốn cho các công ty Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ các mối quan hệ với các nhà đầu tư thông qua IR, PR, v.v.."

Thêm vào đó, PGT Holdings đã từng thông báo: sẽ bắt tay hợp tác với những dự án về NFT, và bật mí sớm tới các nhà đầu tư.

Cụ thể, sau những ngày ấp ủ và triển khai trong ngày 29/9/2022 vừa qua, PGT Holdings vô cùng hân hoan và vinh dự khi đã thành công ký kết thỏa thuân hợp tác cùng Liên Đoàn Quần Vợt TP. Hồ Chí Minh (và đây là tiền đề để 2 bên có buổi Lễ ký kết chính thức vào ngày 22/10/2022 sắp tới).

Tại lần hợp tác này PGT Holdings luôn nhấn mạnh ý nghĩa: Để tạo động lực cho các vận động viên quần vợt tiềm năng tham gia thi đấu tranh tài trong và ngoài nước, đặc biệt là giải ITF U 18 quốc tế. Qua đó PGT Holdings mong muốn tiếp sức cho các vận động viên sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng rèn luyện, thi đấu do dịch Covid-19. Từ đó, giúp người hâm mộ thể thao có thể tiếp tục thưởng thức các trận đấu đỉnh cao, nâng cao tinh thần rèn luyện thể thao và gắn bó tình đoàn kết Việt Nam - Nhật bản ngày càng sâu đậm.

photo-1664805367606

Bên cạnh đó, PGT Holdings cũng sẽ ứng dụng công nghệ lập trình Blockchain (thông qua NFT mà doanh nghiệp đang đầu tư) cụ thể NFT trong lĩnh vực thể thao.

Trong lĩnh vực thể thao, những người hâm mộ cảm thấy hưng phấn khi nhắc đến cầu thủ hoặc câu lạc bộ yêu thích thông qua tương tác với họ, theo mọi cách có thể. Sự tương tác này bao gồm việc xem hoặc tham dự các minigame, mua hàng hóa hoặc tham dự các sự kiện. Người hâm mộ luôn muốn đến gần hơn với các đội/câu lạc bộ và cầu thủ yêu thích, điều này mang đến cho các đội và ban tổ chức giải đấu thể thao cơ hội tạo thêm doanh thu (tạo điều kiện tốt nhất cho các vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu trong, ngoài nước.)

Đặc biệt là liên đoàn thể thao đã nhận thấy giá trị của sự tương tác với người hâm mộ và đang tiếp tục tạo ra các nền tảng mới, nơi người hâm mộ có thể mua, sở hữu và giao dịch các vật phẩm kỷ niệm kỹ thuật số: Để tạo lập và quản lý hình ảnh, thương hiệu cá nhân của các cầu thủ tại liên đoàn.

Ngoài ra theo kế hoạch năm 2022, các vận động viên sẽ tham gia giải trẻ được tổ chức bởi Hiệp Hội Quần Vợt Thế Giới. Cụ thể là giải J5 tại Thái Lan và Indonesia, PGT Holdings sẽ tập trung mọi nguồn lực để hỗ trợ các bạn vận động viên trẻ, thông qua tài trợ vé máy bay, bảo hiểm, vé tham dự, chi phí khách sạn, ăn uống, di chuyển… để giúp các bạn yên tâm rèn luyện và đạt mục tiêu đề ra để mang vinh quang về cho Tổ Quốc.

photo-1664805369932

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 3/10/2022, mã PGT đóng cửa và giao dịch trong khoảng giá 4,300 – 10,000 VNĐ trong bối cảnh thị trường điều chỉnh mạnh.

Do đó, mã PGT là một gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân gia tăng tỷ trọng trong dài hạn.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn