Goldman Sachs: Khái niệm 'quá lớn để sụp đổ' không còn đúng ở Trung Quốc!
Nhóm nhà phân tích của Goldman cho hay: "Ngay cả đối với những công ty lớn hoặc các thực thể có mối liên hệ đến nhà nước, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc không săn sàng đưa ra sự hỗ trợ quá lớn."
Theo Goldman Sachs, quy mô và cách thức vỡ nợ gần đây xảy ra ở Trung Quốc cho thấy khái niệm "quá lớn để sụp đổ" có thể không còn áp dụng đối với những công ty ôm khoản nợ lớn tại quốc gia này.
Nhóm nhà phân tích bao gồm Kenneth Ho cho biết trong một báo cáo công bố hôm 11/6, số vụ vỡ nợ tại các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc kể từ cuối năm 2019 đã tăng đáng kể. Một số công ty không thể thanh toán được các khoản nợ, ví dụ như China Fortune Land Development Co. trong thời gian gần đây có một khoản nợ chưa thanh toán rất lớn.
Nhóm nhà phân tích của Goldman cho hay: "Ngay cả đối với những công ty lớn hoặc các thực thể có mối liên hệ đến nhà nước, các nhà hoạch định chính sách không sẵn sàng đưa ra sự hỗ trợ quá lớn. Hiện tại, ít có khả năng các nhà hoạch định chính sách thực hiện những gói cứu trợ quy mô toàn diện như trước đây."
Mối lo ngại về "sức khỏe" tài chính của công ty quản lý nợ xấu China Huarong Asset Management Co. – công ty có khoảng 21 tỷ USD trái phiếu định danh bằng đồng USD chưa thanh toán, đã làm rung chuyển thị trường trái phiếu USD châu Á kể từ tháng 4. Đó là thời điểm công ty này không công bố báo cáo tài chính, từ đó làm dấy lên những lời đồn đoán về khả năng tái cơ cấu nợ.
Theo các nhà phân tích của Goldman, dù việc xử lý những trường hợp vỡ nợ gần đây ở Trung Quốc cho thấy sự hỗ trợ được nhà nước can thiệp là rất ít, nhưng điều đó không có nghĩa là họ không hỗ trợ.
Goldman cho hay, việc chính phủ có biện pháp hỗ trợ hay không có thể sẽ chịu ảnh hưởng bởi ý tưởng về việc ngăn chặn áp lực hệ thống xuất hiện và hạn chế sự "lây lan" từ bất kỳ vụ vỡ nợ nào đột nhiên xảy ra. Trong khi các vấn đề mang tính hệ thống không có khả năng phát sinh, rủi ro tín dụng có thể sẽ tiếp tục tăng cao.
Ngoài ra, sự hỗ trợ chính thức của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp nhà nước, mà các chính quyền địa phương trong năm qua cũng tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả nhà phát triển bất động sản China Evergrande Group.
Năm ngoái, các thực thể được chính quyền thành phố tỉnh Quảng Đông hậu thuẫn đã mua cổ phần trong một bộ phận của Evergrande, ở thời điểm nhà phát hành trái phiếu rác USD lớn nhất châu Á này đối mặt với tình trạng căng thẳng về thanh khoản.
Sau khi thoát khỏi tình trạng căng thẳng về tài chính trong nửa cuối năm 2020, trái phiếu định danh bằng đồng USD của Evergrande gần đây lại giảm giá, sau một thông tin cho rằng các nhà quản lý đang thăm dò mối quan hệ của họ với Shengjing Bank Co. – ngân hàng mà công ty này nắm giữ cổ phần. Evergrande cho biết giao dịch của họ với Shengjing Bank có tuân thủ luật pháp Trung Quốc.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs nhận định, mối lo ngại về một số công ty bất động sản với trái phiếu lợi suất cao của Trung Quốc có thể sẽ leo thang trong thời gian tới.
Tham khảo Bloomberg
Lục LamNgày 20/12, tại Khu đô thị Park City Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội khai mạc Tuần hàng Việt "Made in Vietnam 2024".