Google, Oracle 'đụng độ' tại Tòa án Tối cao Mỹ
Ngày 7/10, hai gã khổng lồ công nghệ Google và Oracle đụng độ tại Tòa án Tối cao Mỹ trong một vụ tranh chấp bản quyền trị giá hàng tỷ USD liên quan đến phần mềm.
Vụ kiện liên quan đến việc Google tạo ra hệ điều hành Android - hiện được sử dụng trên đại đa số điện thoại thông minh trên toàn thế giới. Google nói rằng để tạo ra Android và được phát hành vào năm 2007, họ đã viết hàng triệu dòng mã máy tính mới.
Nhưng Google cũng sử dụng 11.330 dòng mã và một tổ chức nằm trong nền tảng Java của Oracle.
Google đã bảo vệ hành động của mình, nói rằng những gì họ đã làm là thông lệ lâu đời, phổ biến trong ngành, một thực tiễn tốt cho tiến bộ kỹ thuật. Nhưng Oracle cho biết Google đã “phạm phải một hành vi vi phạm bản quyền nghiêm trọng” và đã khởi kiện, đòi hơn 8 tỷ USD Mỹ.
Vụ án đã diễn ra trong một thập kỷ. Google đã giành chiến thắng trong vòng đầu tiên khi một tòa án xét xử bác bỏ khiếu nại về bản quyền của Oracle. Nhưng phán quyết đó đã bị lật lại khi Oracle kháng cáo. Sau đó, bồi thẩm đoàn đã đứng về phía Google, gọi việc sao chép của Google là “sử dụng hợp pháp”, nhưng tòa phúc thẩm không đồng ý.
Vì cái chết của Justice Ruth Bader Ginsburg- Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ, chỉ còn 8 thẩm phán đang xét xử vụ án và họ làm việc qua điện thoại do COVID-19. Các câu hỏi đặt ra cho tòa án là liệu luật bản quyền năm 1976 có bảo vệ những gì Google đã sao chép hay không và ngay cả khi có, liệu những gì Google đã làm có còn được phép hay không?.
Về phần mình, Oracle cho biết trường hợp này rất đơn giản. “Đây là một hành vi trộm cắp”, Ken Glueck, Trưởng ban vận động hành lang của Oracle cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Ken Glueck so sánh những gì Google đã làm với việc đạo văn, ăn cắp ý tưởng từ bài phát biểu của người khác.
Kent Walker giám đốc pháp lý của Google cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng: “mọi dòng mã mà chúng tôi có thể tự làm được”. Walker nói: “Chưa ai từng tuyên bố bản quyền đối với giao diện phần mềm, nhưng đó là những gì Oracle đang tuyên bố".
Microsoft, IBM và các nhóm vận động hành lang internet và công nghệ lớn đã cân nhắc ủng hộ Google.
Chính quyền Trump, Hiệp hội Điện ảnh và Hiệp hội công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ nằm trong số những người ủng hộ Oracle.
P. ThủyBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.