Grab, Go-jek đang “đốt tiền” cứu tài xế

Doanh nghiệp - Doanh nhân
11:19 PM 03/05/2020

Thay vì cắt giảm nhân lực do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hai doanh nghiệp này đang nỗ lực tìm cách cứu các tài xế đối tác của mình.

Các doanh nghiệp gọi xe công nghệ đang lao đao vì COVID-19.

Hỗ trợ tài chính

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trong khu vực đang thực hiện giãn cách xã hội, phòng ngừa lây lan dịch bệnh COVID-19, các dịch vụ gọi xe công nghệ nói riêng cũng như các ngành nghề kinh doanh dịch vụ khác đều chịu thiệt hại nặng nề.

Theo báo cáo của Statqo Analytics, số người gọi xe Grab giảm 24% trong tuần kết thúc vào ngày 26/3, so với tuần từ 22 đến 28/2. Gojek giảm 11% trong cùng kỳ.

Nhưng thay vì cắt giảm nhân viên hay thu nhập, các hãng gọi xe công nghệ này lại đang nỗ lực hỗ trợ đội ngũ tài xế đối tác của mình.

Được biết, Grab đã chi gần 40 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ tài chính. Cụ thể, hiện Grab đã giảm 30% phí thuê xe cho tài xế Singapore đến ngày 4/5. Tại Đông Nam Á, hãng cấp tiền cho tài xế nhiễm COVID-19 hoặc người bị cách ly.

Gojek vào cuối tháng 3 đã công bố quỹ trị giá 100 tỷ rupiah, tương đương 6,38 triệu USD (phần lớn là tiền các lãnh đạo công ty đóng góp 1/4 lương hàng năm). Quỹ này sẽ hỗ trợ các tài xế trong khu vực với những vấn đề như chăm sóc y tế và hàng hoá.

Công ty có trụ sở tại Indonesia nói vào ngày 7/4 rằng họ sẽ tung ra 1 triệu voucher mỗi tuần, mỗi voucher trị giá 5000 rupiah cho các tài xế ở Jakarta để sử dụng tại các nhà hàng mà công ty đang hợp tác.

Tín hiệu tích cực của doanh nghiệp

Ông Phan Hoàng Ninh, CEO KAVE Group đánh giá hành động của Grab và Go-jek vào thời điểm hiện tại tín hiệu tích cực của doanh nghiệp, nhất là vào thời điểm khó khăn hiện tại.

Rõ ràng, việc “đốt tiền” vào thời điểm hiện nay như Grab, Go-jek đối với nhiều doanh nghiệp là hành động chứa nhiều rủi ro, nhất là khi doanh thu sụt giảm. “Tuy nhiên, với Grab, Go-jek, cần biết rằng đây không phải thời điểm duy nhất họ “đốt tiền” mà việc này diễn ra từ lâu” – ông Phan Hoàng Ninh cho hay.

“Thời điểm này, hai doanh nghiệp này đang chia sẻ bớt gánh nặng đối với các cửa hàng kinh doanh nhỏ đang bán hàng trên Grab, Go-jek và đối với các tài xế của họ. Họ muốn cố gắng giữ lại các tiểu thương luôn tồn tại trên các nền tảng này đó là điều rất đáng trân trọng” – CEO Kave Group cho biết.

Về khoản đầu tư này, Grab, Gojek đã có kế hoạch tài chính cho cả năm với các khoản chi để “đốt tiền” trong khoảng bao nhiêu, họ sẽ tính toán cần bao nhiêu tiền để hoạt động, do vậy họ cố gắng đàm phán với các nhà đầu tư để duy trì khoản tiền hoạt động.

Việc duy trì các tài xế, các cửa hàng trực tuyến giúp các cửa hàng trên ứng dụng vẫn giữ nguồn thu, các khách hàng vẫn có thể trải nghiệm các dịch vụ như gọi hàng giao về để hạn chế ra ngoài tiếp xúc, và đặc biệt các tài xế đối tác của Grab, Go-jek vẫn đảm bảo được công ăn việc làm.

Trả lời Reuters hồi cuối tháng 3, đồng Tổng Giám đốc Gojek Andre Soelistyo hi vọng công ty có thể phục hồi “trong vài tháng tới”. Hỗ trợ tài xế giúp startup ở vào thế sẵn sàng một khi nhu cầu di chuyển bật trở lại. Tuy nhiên, tình hình hiện tại khiến triển vọng dài hạn trở nên không chắc chắn. 

 Theo Enternews

Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.