Gửi gắm niềm tin vào hạt gạo mang “thương hiệu Việt”
Nhiều năm trở lại đây, gạo Việt Nam đang từng bước khẳng định được uy tín, thương hiệu của mình hướng đến phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Đây cũng là điều mà Tập đoàn Tân Long đang nỗ lực từng ngày với mục tiêu kép: hỗ trợ người nông dân và góp phần thúc đẩy sản xuất lúa gạo Việt Nam phát triển.
Chất lượng gạo là ưu tiên hàng đầu
Thị trường gạo Việt Nam đang chịu cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia. Vì vậy, việc khẳng định được chất lượng gạo đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Theo ông Nguyễn Chánh Trung – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long, để vượt qua những đối thủ đáng gờm về thị trường gạo và chinh phục những thị trường khó tính, Tân Long đã vượt qua quy trình kiểm nghiệm tồn dư vô cùng khắt khe đối với hơn 300 loại hóa chất.
"Đó là vào năm 2017, Tân Long trúng lô hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc. Lô hàng đầu tiên chúng tôi phải test đến 10 lần, thậm chí phải gửi mẫu sang Mỹ test và thực sự khi nào mình thấy hài lòng mới dám đem đấu thầu", ông Trung chia sẻ.
Với những yêu cầu khắt khe về quy trình sản xuất nguyên liệu cũng như quy trình chế biến, ngay từ khi ký hợp đồng với nông dân, Tân Long đã đưa ra những điều khoản và khuyến cáo về 12 loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa chất cấm không được sử dụng để đảm bảo sản phẩm thực sự chất lượng.
Bên cạnh các thị trường truyền thống như Phillipines, Nam Thái Bình Dương, Bờ Biển Ngà… Tân Long cũng là một trong số ít các doanh nghiệp ký kết thành công hợp đồng xuất khẩu gạo sang thị trường châu Âu như: Thụy Điển với giống gạo ST24, Anh Quốc với gạo Jasmine, Mỹ với các dòng gạo đặc sản Nàng Hoa, nếp Long An, gạo Japonica sang Nga, Ukraine… và hợp tác xuất khẩu với các quốc gia khác như Singapore, Dubai, Malaysia.
Mục tiêu của Tân Long trong 5 năm tới là chiếm 10% thị phần nội địa tương đương gần 1 triệu tấn gạo. Dòng sản phẩm gạo A An làm từ giống lúa ST24 trồng trong ruộng tôm, có chất lượng tương đương gạo hữu cơ đang là sản phẩm chính để Tân Long phát triển ở thị trường nội địa và tiến đến xây dựng thương hiệu gạo A An trở thành thương hiệu gạo Quốc gia và vươn ra thị trường thế giới.
Làm sao để giữ nguyên giá trị chất lượng hạt gạo
Vừa qua, Tập đoàn Tân Long đã khánh thành Nhà máy gạo Hạnh Phúc với quy mô lớn nhất châu Á có diện tích 161.000m2 tại xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, An Giang. Công suất sấy đạt 4.800 tấn lúa tươi/ngày, hệ thống 80 silo chứa lúa (bảo ôn) 240.000 tấn, công suất xay xát chế biến 1.600 tấn/ngày (lúa khô), nâng tổng công suất gạo thành phẩm đạt 1.000 tấn/ngày.
Nhà máy gạo Hạnh Phúc ra đời sẽ góp phần đáng kể vào việc rút giảm khoảng cách, thời gian, chi phí vận chuyển lúa tươi từ cánh đồng về nhà máy cho nông dân; đảm bảo điều kiện lý tưởng để lúa tươi được sấy và lưu trữ ngay sau thu hoạch dưới 10 tiếng với chất lượng hoàn hảo; giữ được mùi thơm, hương vị của các giống lúa, trong đó có các loại gạo danh tiếng của các tác giả như TS.KS Hồ Quang Cua và Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long.
Cũng theo ông Trương Sỹ Bá- Chủ tịch HĐTV Công ty CP Tập đoàn Tân Long: Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo, chúng tôi cam kết sẽ luôn giữ vững giá trị cốt lõi Trung thực - Tận tâm - Khát vọng, sẽ nỗ lực cho khát vọng đưa gạo A An trở thành thương hiệu quốc gia và tham gia hiệu quả vào thị trường gạo quốc tế.
Sứ mệnh đó luôn là kim chỉ nam để Tân Long ngày một đưa hạt gạo Việt Nam khẳng định được giá trị và chất lượng của mình. "Chất lượng" ở đây là truy xuất được về nguồn gốc từ giống lúa đến nơi sản xuất, kiểm soát được phẩm chất gạo từ khâu xử lý sau thu hoạch đến sấy trữ kịp thời để giữ các đặc tính của gạo đến bước xát trắng, lau bóng, tách màu để tạo nên hạt gạo trắng, bóng, đồng đều. Gần 2 năm phục vụ thị trường nội địa, thương hiệu gạo A An thuộc Tập đoàn Tân Long luôn giữ cam kết không đấu trộn và đặc biệt là không sử dụng hóa chất để tạo nên những hạt gạo với đúng tiêu chí: Lành gạo - Ngon cơm.
Nhưng để giữ được yếu tố "chất lượng" gạo còn cần phải có sự kiểm soát đồng bộ ngay từ trên cánh đồng. Trong chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ, doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng vì không chỉ là kênh thu mua cho nông dân, tạo nên thành phẩm và phát triển thị trường mà còn đồng hành cùng nông dân để canh tác văn minh, canh tác sạch và ngày càng hiện đại.
Tập đoàn Tân Long luôn song hành cùng nông dân trong phương thức canh tác và ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào đồng ruộng, chẳng hạn áp dụng "1 phải, 5 giảm" (phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận hoặc nguyên chủng; giảm lượng hạt giống gieo trồng, giảm phân bón, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch) hoặc "3 giảm, 3 tăng" (giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm; tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo và tăng hiệu quả kinh tế).
Lợi ích của người nông dân luôn được song hành với sự phát triển doanh nghiệp, chính vì thế, Tân Long hỗ trợ bà con nông dân từ những khâu đầu tiên của mùa vụ cho đến khi thu hoạch, chế biến. Đây là một điều rất đáng ghi nhận, bởi từ nhiều năm nay việc có một thực tế là nhiều doanh nghiệp chỉ liên kết hợp tác với nông dân vào mùa thuận (vụ lúa đông xuân), còn vào mùa vụ khó khăn (vụ lúa hè thu), khi cây lúa phải đối mặt với thời tiết bất lợi, dịch bệnh… thì doanh nghiệp lại lảng tránh và ít khi liên kết, đồng hành với người nông dân.
Với sự sẻ chia và đồng hành ấy, Tân Long đã và đang cùng người nông dân tạo ra những "cánh đồng hạnh phúc", làm nên những hạt gạo ‘hạnh phúc" chứa đựng cả những giá trị của hồn Việt, thương hiệu Việt Nam.
Trương HưngĐiều này phản ánh sự thành công trong việc phát triển hạ tầng số, mở rộng kết nối Internet và áp dụng các mô hình Chính phủ điện tử hiệu quả.