Gửi một chút tình về quê hương Thọ Xuân

Địa phương
05:07 PM 14/01/2023

Mỗi dịp tết đến xuân về, trở về vùng đất Lam Sơn - Sao Vàng, tôi mới càng thấm thía hơn về tình đất, tình người quê hương Thọ Xuân. Là vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho nhiều lợi thế mà các địa phương khác không có được, đó là Cảng hàng không quốc gia Thọ Xuân, khu di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng của vương triều nhà Lê đã làm rạng danh cho non sông đất nước và dân tộc từ ngàn xưa. Thọ Xuân đang vững mình trên con đường phát triển.

Sự thay da, đổi thịt của Thọ Xuân, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy được qua những cung đường góc phố, từ trung tâm huyện lỵ, đến tất cả các thôn, xã trong toàn huyện đã  và đang vươn lên xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu tổng quát, xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - tạo cực tăng trưởng mới ở phía Bắc, đến năm 2030 sẽ trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây được xem là cơ hội vàng của tỉnh Thanh Hóa, thể hiện sự quan tâm sâu sắc và kỳ vọng về một Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ trong tương lai của TW Đảng.

Gửi một chút tình về quê hương Thọ Xuân - Ảnh 1.

Cảng hàng không Thọ Xuân

Vậy,Thọ Xuân có vai trò quan trọng như thế nào trong bức tranh kinh tế đa sắc màu của tỉnh. Trước hết, với Cơ chế đặc thù dành riêng cho Thanh Hóa được xem là đòn bẩy, cơ hội để Thọ Xuân khai phá những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế lên một nấc thang mới. Sự chuyển mình của Thanh Hóa có thể thấy rõ qua sự phát triển của "Tứ Sơn" (Lam Sơn, Nghi Sơn, Sầm Sơn và Bỉm Sơn). Trong đó, thị trấn Lam Sơn (huyện Thọ Xuân) với lợi thế "cửa ngõ", là trung tâm vùng kinh tế phía Tây tỉnh Thanh Hoá đang dần hình thành, một trung tâm công nghiệp - nông nghiệp công nghệ cao, gắn với Cảng Hàng không Thọ Xuân đã được quy hoạch thành Cảng hàng không quốc tế và sắp tới tiếp tục đầu tư trở thành "thành phố sân bay". Đây là động lực giúp phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh với những khu vực khác.

Theo Quy hoạch xây dựng vùng của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 tại Quyết định số 2539/QĐ-UBND tỉnh ban hành tháng 6/2019 đã định hướng đến năm 2030 thành lập thành phố Thọ Xuân. Trong đó, lấy Lam Sơn - Sao Vàng, là nơi hội tụ rất nhiều yếu tố tạo nên thương hiệu riêng, trở thành trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Tây của tỉnh với các chức năng phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị và dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và các đầu mối hạ tầng kỹ thuật quan trọng như giao thông đường bộ, Cảng Hàng không, khẳng định tầm nhìn  là bước đi lý tưởng.

Trên cơ sở quy hoạch chung đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, tiếp tục triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các phân khu như: Khu dân cư mới với diện tích (khoảng 10ha) thuộc đô thị Xuân Lại và quy hoạch chi tết 1/500 khu dân cư mới trạm thú y cũ thị trấn Thọ Xuân với diện tích (khoảng 6,2ha); khu dân cư TT Sao Vàng với diện tích (khoảng 10ha).

Mặt khác, Thọ Xuân đặc biệt chú trọng phát triển các cụm công nghiệp và làng nghề truyền thống: triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 cụm công nghiệp đô thị Xuân Lai (khoảng 16.8 ha)  và quy hoạch chi tiết 1/500 cụm công nghiệp thị trấn Thọ Xuân (khoảng 25,39 ha) để kêu gọi thu hút các DN đầu tư. Tiếp tục rà soát quy hoạch hình thành 7 cụm theo đề án phát triển DN, trang trại, HTX, phát triển ngành nghề, dịch vụ thương mại và du lịch giai đoạn 2010- 2025, định hướng đến năm 2030 ...

Hiệu quả tích cực từ đường lối đúng đắn.

Gửi một chút tình về quê hương Thọ Xuân - Ảnh 2.

Khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của huyện Thọ Xuân trong giai đoạn tới.Trích tham luận của đồng chí Lê Đình Hải - Bí thư Huyện ủy Thọ Xuân

Trong 5 năm thực hiện, việc huy động vốn đầu tư với tổng số vốn đạt 13.950 tỷ đồng (vượt 16,2% kế hoạch). Huyện đã thu hút được nhiều dự án đầu tư kinh doanh góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để thu hút, kêu gọi đầu tư được thuận lợi hơn,  huyện luôn chú trọng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và mọi người dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; vị trí, vai trò của DN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và của tỉnh.

Để Thọ Xuân ngàỳ một phát triển, xứng đáng là một trong những huyện đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa, Đảng bộ, chính quyền huyện Thọ Xuân đã đề ra hàng loạt giải pháp như: Bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư đúng tiến độ kế hoạch đề ra. Chú trong công tác xúc tiến, đầu tư thương mại để xây dựng danh mục các dự án trên địa bàn huyện, để làm cơ sở vận động kêu gọi đầu tư hàng năm; đưa vào hoạt động Trung tâm một cửa liên thông góp phần quan trọng trong lĩnh vực cung cấp thông tin về các lĩnh vực, giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân.

 Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, lần thứ XXVII, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thọ Xuân đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất ngày càng tăng; đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm; công nghiệp, dịch vụ phát triển khá; khu vực Lam Sơn- Sao Vàng đang hình thành một số nhân tố mới, tạo tiền đề để phát triển thành trung tâm kinh tế động lực của tỉnh. Kết quả rõ nét, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội chuyển biến tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, an sinh xã hội được cải thiện…

Năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức; song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự vào cuộc của các đoàn thể cấp huyện, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong huyện, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt kết quả rất khả quan trên tất cả các lĩnh vực, nỗi bật là: Kinh tế tăng trưởng cao, tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 17,6%, đứng thứ 2 (sau huyện Yên Định 19,4%) và đứng thứ 4 toàn tỉnh (sau thành phố Sầm Sơn 50%). Một số chỉ tiêu có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Số lượng sản phẩm OCOP được xếp vào tốp cao nhất của tỉnh.

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp & Tiếp thị ông Hoàng Văn Đồng Chủ tịch UBND huyện cho biết: Phát triển huyện Thọ Xuân nhanh và bền vững huyện xác định nông nghiệp là nền tảng, công nghiệp và nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao là đột phá, dịch vụ hàng không và du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể là mũi nhọn; trọng tâm là phát triển khu vực Lam Sơn - Sao Vàng trở thành trung tâm công nghiệp, nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, dịch vụ hàng không của tỉnh, trung tâm hành chính mới của huyện, tạo động lực phát triển cho huyện Thọ Xuân và cả tỉnh. Tuy nhiên, xây dựng và phát triển huyện phải trên cơ sở phát huy cao độ nội lực, tranh thủ yếu tố ngoại lực; có cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế, huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, giao thông, thủy lợi, đô thị.

 Thọ Xuân tiếp tục đẩy mạnh  xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, xã hội phát triển, môi trường sinh thái được bảo vệ, hướng tới trở thành đô thị. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, bảo đảm quốc phòng - an ninh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Phát triển huyện Thọ Xuân phải có lộ trình, bước đi cụ thể; vừa phát triển để giải quyết những vấn đề cấp bách trước mắt, vừa phát triển theo kế hoạch, chiến lược lâu dài, hướng tới toàn huyện trở thành đô thị trực thuộc tỉnh; đồng thời phải đặt trong mối quan hệ tổng thể, gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và với tỉnh ngoài, bảo đảm tính đồng bộ, liên kết, thống nhất và bền vững trong phát triển.

Mục tiêu đến năm 2030: Xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của tỉnh; có nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ phát triển; kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; nền văn hóa đậm đà bản sắc; xã hội phát triển, đời sống Nhân dân được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ. Phấn đấu trở thành thị xã trước năm 2030, một trung tâm động lực quan trọng, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc. Đó cũng chính là khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thọ Xuân, khi tết đến xuân về./.

                                    

Triều Nguyệt
Ý kiến của bạn
Sớm xây dựng thị trường tín chỉ carbon Sớm xây dựng thị trường tín chỉ carbon

Việc xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon là cần thiết, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam.