Hà Nội: Các công trình đảm bảo yêu cầu phòng dịch tại vùng 2, vùng 3 được tiếp tục thi công

Sự kiện
05:06 PM 07/09/2021

Việc di chuyển người và vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng, các dịch vụ khác phục vụ thi công và sinh hoạt trên công trường giữa các vùng khác nhau phải tuân thủ các biện pháp kiểm tra, kiểm soát y tế chặt chẽ theo quy định.

Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngày 6/9, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 2917/UBND-SXD gửi các sở, ban quản lý dự án của thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các công trường xây dựng trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Các công trình vùng 2, vùng 3 phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch mới tiếp tục được thi công.

Các công trình vùng 2, vùng 3 phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch mới tiếp tục được thi công.

Công văn yêu cầu phải tạm dừng thi công tất cả các công trình xây dựng thuộc phân vùng 1 (vùng đỏ), trừ các công trình xây dựng phục vụ cho mục đích phòng, chống dịch; công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư quan trọng quốc gia, dự án đầu tư trọng điểm của thành phố; công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng; công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh đã triển khai thi công xây dựng; dự án, công trình trọng điểm, cấp bách đã được UBND thành phố, UBND cấp huyện cho phép hoạt động trong khoảng thời gian từ ngày 24/7/2021 đến hết ngày 5/9/2021.

Chủ đầu tư, các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng tại các dự án, công trình nêu trên phải xây dựng phương án, kịch bản, kế hoạch thi công bảo đảm phòng, chống dịch theo tài liệu "Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng" của Bộ Xây dựng, gửi UBND cấp huyện nơi có công trình kiểm tra, xác nhận trước khi gửi Sở Xây dựng tổng hợp, tham mưu cho UBND thành phố xem xét, quyết định việc cho phép các công trình được tổ chức thi công.

Đối với vùng 2, vùng 3, các dự án, công trình được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng (theo quy định của Luật Xây dựng) bảo đảm các tiêu chí, nguyên tắc, có phương án, kế hoạch thi công của chủ đầu tư hoặc của nhà thầu bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch thì được triển khai thi công xây dựng và chỉ được triển khai thi công sau khi phương án, kế hoạch thi công bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch được UBND cấp huyện xác nhận.

Đối với các dự án, công trình đã được UBND thành phố, UBND các quận huyện, thị xã cho phép hoạt động trong khoảng thời gian từ ngày 24/7/2021 đến ngày 5/9/2021 thì chủ đầu tư, các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng tại các dự án, công trình nêu trên phải cập nhật, hoàn thiện phương án, kịch bản, kế hoạch thi công bảo đảm phòng, chống dịch theo "Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng" của Bộ Xây dựng gửi UBND cấp huyện nơi có công trình kiểm tra, xác nhận lại trước khi tiếp tục thi công.

Việc triển khai các hoạt động xây dựng tại công trường phải bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với từng vùng theo quy định, đồng thời tuân thủ các nội dung theo tài liệu "Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 trên công trường xây dựng" của Bộ Xây dựng.

Riêng đối với công trình xây dựng theo tuyến liên thông giữa các vùng phải có biện pháp tổ chức thực hiện trên nguyên tắc "3 tại chỗ" và nguyên tắc "một cung đường hai điểm đến"; phương án, kế hoạch thi công (của chủ đầu tư hoặc của nhà thầu) bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch được UBND cấp huyện trong tuyến xác nhận.

Ngoài ra, việc di chuyển người và vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng, các dịch vụ khác phục vụ thi công và sinh hoạt trên công trường giữa các vùng khác nhau phải tuân thủ các biện pháp kiểm tra, kiểm soát y tế chặt chẽ theo quy định phòng, chống dịch của Trung ương và thành phố…

Quang Dũng
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.