Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 1,22%
Chiều 30/6, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý II/2023.
Theo UBND thành phố Hà Nội, tính chung 6 tháng, CPI tăng 1,22% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Trong đó, 8/11 nhóm hàng có CPI tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,16%; văn hóa, giải trí, du lịch tương tăng 4,07%; đồ uống, thuốc lá tăng 3,49%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,74%; thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 1,32%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,47%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,35%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,13%.
Có 9/11 nhóm hàng CPI tăng so với tháng trước. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,53% (tác động làm tăng CPI chung 0,16%); nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 0,78% (tác động tăng CPI chung 0,04%); thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,15%; đồ uống, thuốc lá tăng 0,14%; giao thông tăng 0,10%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,07%; giáo dục tăng 0,03%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.
Chỉ có 2/11 nhóm hàng CPI giảm so với tháng là nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,71% (tác động làm giảm CPI chung 0,14%); bưu chính viễn thông giảm 0,07%.
Bình quân quý II/2023, CPI Hà Nội tăng 0,2% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 6/11 nhóm hàng có CPI tăng. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống, thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; thiết bị, đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế; hàng hóa và dịch vụ khác... Nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tương đương quý II/2022.
Có 4/11 nhóm hàng CPI bình quân quý II năm nay giảm so với bình quân cùng kỳ là giao thông giảm 6,61%; giáo dục giảm 5,94%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,55%; bưu chính viễn thông giảm 0,4%.
3/11 nhóm hàng CPI bình quân 6 tháng năm nay giảm so với bình quân cùng kỳ: Giáo dục giảm 4,43%; giao thông giảm 3,46%; bưu chính viễn thông giảm 0,38%.
Với các con số trên, UBND TP. Hà Nội nhận định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội đang được kiểm soát tốt.
Tại buổi họp báo, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho biết, từ nay đến cuối năm, một trong những ưu tiên hàng đầu của TP. Hà Nội là tiếp tục tập trung đảm bảo tăng trưởng ổn định kinh tế Thủ đô, kiểm soát lạm phát. Tiếp tục củng cố, phát huy các động lực tăng trưởng. Đặc biệt, Hà Nội sẽ nỗ lực kiểm soát tốt giá cả, thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, đảm bảo cân đối cung - cầu, nhất là cân đối về xăng, dầu và các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Mục tiêu hàng đầu là kiểm soát chỉ số giá dưới 4,5%.
Minh AnTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.