Hà Nội: Công bố 600 điểm bán hàng thiết yếu theo hình thức trực tuyến
Sở Công Thương TP. Hà Nội vừa công bố danh sách 600 đơn vị, điểm bán hàng hóa thiết yếu, trong đó có 565 điểm bán hàng đặt tại các quận, huyện của Thành phố và 35 siêu thị, hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.
- Hà Nội: Huyện Mê Linh thí điểm sử dụng flycam giám sát người dân trong khu phong tỏa
- Chủ tịch Hà Nội yêu cầu dập tắt nhanh nhất các ổ dịch mới, không để lan rộng ra cộng đồng
- Hà Nội: Sẽ xử lý nghiêm trường hợp vi phạm giãn cách xã hội dịp Quốc khánh 2/9
- Hà Nội: Trưng dụng 5 địa điểm để tập kết nông sản, hàng hóa thiết yếu
Để phục vụ mua sắm an toàn, thuận lợi trong thời gian dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp, Sở Công Thương Hà Nội đã công bố danh sách các đơn vị, điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn có triển khai hình thức bán hàng trực tuyến trên Cổng thông tin của Sở tại địa chỉ website: http://congthuong.hanoi.gov.vn/default.aspx?page=home&lang=0.
Theo đó, có 600 điểm bán hàng hóa thiết yếu gồm: 565 điểm bán hàng đặt tại các quận, huyện của Thành phố và 35 siêu thị, hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.
Cụ thể là Công ty cổ phần thực phẩm sạch Clevefood (8 điểm), Công ty TNHH Đầu tư và dịch vụ Lan Chi (8 điểm), Công ty TNHH Nông sản Dũng Hà (3 điểm), Công ty TNHH TMĐT Goldfriut Việt Nam (9 điểm), Công ty TNHH Luôn Tươi Sạch (13 điểm), Công ty CP Sói Biển Trung Thực (20 điểm), Công ty CP Kids Plaza (7 điểm), Công ty CPTM và DVTH Đức Thành (3 điểm), Công ty CP quốc tế Homefarm (13 điểm), Chuỗi cửa hàng Bác Tôm, Công ty TNHH bán lẻ BRG (62 điểm), Co.opFood miền Bắc (30 điểm), Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce, Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam), Công ty TNHH AEON Việt Nam, Shopee…
Các điểm này đều bán thực phẩm tươi sống, chế biến, hàng hóa thiết yếu, theo hình thức đặt hàng qua điện thoại, trang web, qua các ứng dụng như Zalo, Apps, kênh Gozek, Now, hotline…
Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hoạt động này, đồng thời giúp người dân mua hàng thuận tiện, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện rà soát, công khai danh sách các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức đặt hàng trực tuyến đến người tiêu dùng trên địa bàn.
Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… đẩy mạnh các hoạt động đặt hàng trực tuyến như qua mạng xã hội Zalo, Facebook, điện thoại, website, ứng dụng thương mại điện tử, giao nhận hàng hóa tại nhà qua đó hạn chế tập trung đông người khi mua hàng hóa.
Riêng sàn thương mại điện tử cần ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu có nhu cầu lên sàn để bán hàng hóa, trong đó đặc biệt ưu tiên hiện thị các sản phẩm phòng chống dịch, nhu yếu phẩm thiết yếu để người dân dễ tiếp cận, mua hàng hóa. Các doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử đăng ký danh sách nhân viên vận chuyển, giao nhận hàng hóa gửi về Sở Công Thương Hà Nội để đơn vị gửi Sở Giao thông vận tải cấp mã số xác nhận cho các tài xế tham gia vận chuyển hàng hóa thiết yếu trên địa bàn TP Hà Nội.
Huyền My (T/h)Việt Nam nằm trong top 30 nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới với vị trí 23. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 354 tỷ USD hàng hóa, chiếm tỷ trọng 1,5% toàn cầu.