Hà Nội công khai giá hơn 100 mặt hàng thiết yếu trong thời gian giãn cách
Sở Tài chính Hà Nội vừa ban hành Công văn số 5479/STC-QLG kèm danh mục bảng giá để người dân có thể tham khảo và tìm hiểu giá cả các loại mặt hàng thiết yếu trước khi tham gia vào mua sắm tiêu dùng cho gia đình trong những ngày giãn cách xã hội.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội; chỉ đạo của UBND Thành phố về việc thực hiện nhiệm vụ công khai thông tin giá các mặt hàng thiết yếu trong thời gian giãn cách xã hội trên địa bàn Thành phố để phòng chống dịch COVID-19… Sở Tài chính ra Văn bản số 5479/STC-QLG ngày 30/8/2021 về việc công khai thông tin giá cả các mặt hàng thiết yếu trong thời gian thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND Thành phố.
Cụ thể, các nhóm hàng thiết yếu được công khai giá bao gồm: nhóm lương thực, nhóm thực phẩm, nhóm rau củ, nhóm mỳ tôm, nhóm gia vị, nhóm đồ hộp, nhóm bánh… với tổng số 115 mặt hàng.
Đối với nhóm lương thực, gạo Hải Hậu 115,600 đồng/túi 5kg, gạo Thái đỏ 120,900 đồng/túi 5kg, gạo nếp 27,500 đồng/túi 1kg, gạo Hương thơm Thái Dương 92,900 đồng/túi 5kg, gạo thơm ST25 Ruby Aan 195,000 đồng/túi 5kg, gạo ST 21 Ruby AAn 150,000 đồng/túi 5kg, gạo ST 24 Ruby AAn 175,000 đồng/túi 5kg, gạo Hương 9 rồng 129,200 đồng/túi 5kg…
Nhóm thực phẩm, thịt nạc thăn heo Meat Deli 67,960 đồng/hộp 400gr, thịt đùi heo Meat Deli 63,960 đồng/hộp 400gr, thịt heo xay loại 1 Meat Deli 45,650 đồng/hộp 400gr, Nạc heo xay 52,000 đồng/hộp 300gr, thịt gà công nghiệp làm sẵn 50,000 đồng/1kg, thịt bò thăn 250,000 đồng/hộp 1kg, trứng gà đỏ 4,200 đồng/quả. Nhóm rau củ dao động từ 8.650 - 11.500 đồng/500gr; nhóm mỳ tôm, miến, phở dao động từ 3.000 - 9.100 đồng/gói. Giá được tham khảo tại một số công ty, siêu thị, trung tâm thương mại lớn như: Hapro, Vinmart, Big C, AEOn, Coopmart… trên địa bàn thành phố.
Để có thể đảm bảo cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng, mới đây, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã công bố danh sách các đơn vị, điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn có triển khai hình thức bán hàng trực tuyến trên Cổng thông tin của Sở.
Theo đó, có 600 điểm bán hàng hóa thiết yếu gồm: 565 điểm bán hàng đặt tại các quận, huyện của thành phố và 35 siêu thị, hệ thống phân phối, sàn thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.
Quang DũngTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.