Hà Nội đang triển khai phương án đáp ứng 100.000 ca nhiễm trên địa bàn
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, thành phố đang triển khai phương án đáp ứng 100.000 ca nhiễm, trong đó huy động các bệnh viện Trung ương, bộ, ngành và bệnh viện tư nhân tham gia điều trị người bệnh COVID-19.
Sáng 5/1, tại hội nghị Chính phủ trực tuyến với các địa phương, ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, TP.Hà Nội đã tích cực tham gia xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và triển khai tích cực thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo theo các chính sách của thành phố.
Ông Chu Ngọc Anh cũng nhấn mạnh, Hà Nội quyết liệt thực hiện “mục tiêu kép”, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt”, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Năm 2021, Hà Nội đã chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống và kiểm soát dịch, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và an toàn tuyệt đối cho Thủ đô; triển khai chiến dịch tiêm chủng “thần tốc” trên quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Đến ngày 3.1, tỷ lệ người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine đạt 98,2%.
Đối với người trên 50 tuổi có bệnh lý nền chưa được tiêm, thành phố đã triển khai tiêm tại nhà, đến nay còn trên 17.000 người sẽ tiếp tục vận động tuyên truyền tiêm.
Cũng theo Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, thành phố đang triển khai phương án đáp ứng 100.000 ca nhiễm trên địa bàn. Trong đó huy động các bệnh viện Trung ương, Bộ, Ngành và Bệnh viện tư nhân tham gia điều trị người bệnh COVID-19. Thành lập hơn 3.200 tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà (trên 17.000 người). Huy động nhân lực từ mạng lưới thầy thuốc trẻ, sinh viên các trường khối ngành y. Triển khai ATM oxy y tế và các hoạt động điều phối sẵn sàng đáp ứng oxy y tế đối với các trường hợp điều trị tại nhà.
Cùng với tuyến các cơ sở thu dung, điều trị, trạm y tế lưu động tuyến quận, huyện, thị xã đáp ứng khả năng thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 thể nhẹ, không triệu chứng tại tuyến thành phố (18.900 giường), tuyến cơ sở (gần 12.300 giường) và tại nhà.
Qua triển khai điều trị, tổng số bệnh nhân đã điều trị là hơn 54.700 bệnh nhân, trong đó 22.719 người đã ra viện; đối với 31.855 bệnh nhân đang điều trị tuyến thành phố, tỷ lệ tầng 1 là 93,49%; tầng 2 là 5,36%; tầng 3 là 1,15%; tử vong là 184 người, chiếm 0,3%.
Bên cạnh đó, thành phố đã kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, trong đó đã quyết định hỗ trợ cho 5,18 triệu lượt người dân, người lao động, hộ kinh doanh… thông qua các gói hỗ trợ an sinh xã hội của Trung ương và chính sách hỗ trợ đặc thù của Thành phố (tổng kinh phí 6.167 tỉ đồng; ngân sách là hơn 5.762 tỉ đồng và nguồn vận động xã hội hóa là hơn 406 tỉ đồng).
Theo Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và mỗi người dân thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát. Thành phố chuyển sang trạng thái “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả”; đồng hành chia sẻ với doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh; tập trung thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, đến nay, thành phố đã hoàn thành việc tiêm liều vắc xin cơ bản cho người từ 18 tuổi trở lên và đang khẩn trương tiêm mũi bổ sung cho các đối tượng theo quy định. “Trong tuần gần đây, số ca nhiễm, số ca nhiễm nặng và số ca tử vong trên địa bàn giảm rất đáng mừng. Các hoạt động phục hồi kinh tế dần trở lại bình thường”, ông Mãi cho biết.
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM báo cáo một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ tập trung và cũng là những vấn đề xin được kiến nghị với Trung ương. Trước mắt, thành phố kiến nghị Chính phủ sớm cho phép sản xuất và lưu hành rộng rãi thuốc kháng virus.
HM (t/h)Mới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.