Hà Nội đầu tư gần 900 tỉ đồng để cải tạo, nâng cấp nhiều công viên
Dự án cải tạo, nâng cấp công viên Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua với tổng mức đầu tư hơn 886 tỷ đồng.
HĐND TP Hà Nội vừa thông qua tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư công, trong 3 năm (2024-2026) với 886,4 tỷ đồng sẽ được dùng để cải tạo 3 công viên: Thống Nhất, Thủ Lệ và Bách Thảo. Sự kiện này được đánh giá sẽ đáp ứng mong muốn, tâm tư nguyện vọng của người dân Thủ đô về một thành phố “xanh-sạch-đẹp”, thành phố vì hòa bình.
Chủ đầu tư là Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố. Thời gian cải tạo các công viên trên trong giai đoạn 2024-2026. Được biết, Hà Nội sẽ dành hơn 408 tỷ đồng để cải tạo Công viên Thống Nhất, gần 330 tỉ đồng cải tạo Công viên Thủ Lệ và gần 149 tỉ đồng cho Công viên Bách Thảo.
Với Công viên Thủ Lệ và Bách Thảo, TP Hà Nội sẽ tập trung cải tạo, sửa chữa các hạng mục đã xuống cấp. Đây là 2 công viên có tính đặc thù nên thành phố đang cân nhắc các phương án xây dựng "công viên mở" vừa đảm bảo an toàn, vừa hài hòa với cảnh quan khu vực.
Nhằm phát huy tối đa hiệu quả Công viên Thống Nhất, TP. Hà Nội dự kiến phá bỏ toàn bộ hàng rào bao quanh công viên để vận hành theo hình thức công viên mở. Sau khi bỏ hàng rào, việc bảo đảm an ninh, trật tự sẽ được tăng cường, bổ sung biện pháp quản lý như lắp hệ thống camera an ninh, đèn chiếu sáng. Ngoài ra, TP. Hà Nội còn đầu tư thêm một số hạng mục ở Công viên Thống Nhất như chòi nghỉ chân cho người dân.
Cùng với kế hoạch nêu trên, giai đoạn 2021-2025, Hà Nội sẽ nâng cấp, cải tạo 45 công viên, vườn hoa hiện có (trong tổng số 63); đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công viên Chu Văn An (dự án 2 - công trình kiến trúc), công viên CV1, công viên Khu đô thị Tây Nam Hà Nội, công viên Văn hóa Kim Quy, công viên hồ Phùng Khoang, công viên Văn hóa - Vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông.
Tiếp đó, Hà Nội cũng đã đánh giá tác động về việc liên kết hạ tầng giao thông đô thị, liên kết Vùng Thủ đô Hà Nội; cùng các tác động khác về kinh tế - xã hội, chính sách đầu tư, thu phí, các vấn đề về ảnh hưởng tới giao thông và môi trường đến cộng đồng dân cư trong phạm vi dự án.
Với nỗ lực trong năm 2023 phải làm "sống lại" các công viên, thành phố Hà Nội đang tập trung nguồn lực, đa dạng các nguồn vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây mới các công viên, vườn hoa để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, phục vụ người dân.
Hiện Sở Xây dựng Hà Nội đang thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công viên xây mới, hoàn thành các dự án đúng kế hoạch; đồng thời, đôn đốc các chủ đầu tư dự án phát triển khu đô thị sớm hoàn thành, bàn giao các công viên, vườn hoa để phục vụ người dân.
Ngô HuyTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.