Hà Nội: Dòng tiền đầu tư BĐS dịch chuyển về khu vực an toàn

Nhịp cầu BĐS
03:33 PM 21/07/2025

Khách hàng tại Hà Nội không còn bó hẹp phạm vi lựa chọn bất động sản chỉ ở Thủ đô mà có xu hướng dịch chuyển ra khỏi trung tâm. Điều này cho thấy khách hàng đã bắt đầu đánh giá cao các khu vực có hạ tầng kết nối tốt và mặt bằng giá hợp lý hơn.

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount Group, có tới 87% khách hàng Hà Nội thể hiện nhu cầu rõ ràng với bất động sản. 

Hà Nội: Dòng tiền đầu tư BĐS dịch chuyển về khu vực an toàn- Ảnh 1.

Ảnh: Khánh Huy

Dù 87% người được hỏi vẫn ưu tiên mua bất động sản tại Thủ đô nhưng một tỉ lệ không nhỏ cũng bày tỏ sự quan tâm tới các tỉnh lân cận như Hải Phòng (30%), Hưng Yên (20%) và TP Hồ Chí Minh (16%). Xu hướng dịch chuyển ra khỏi trung tâm cho thấy khách hàng đã bắt đầu đánh giá cao các khu vực có hạ tầng kết nối tốt và mặt bằng giá hợp lý hơn.

Về loại hình sản phẩm, căn hộ chung cư tiếp tục là phân khúc dẫn dắt khi nhu cầu mua chiếm tới 50%, vượt trội so với các loại hình như đất nền (31%), nhà thổ cư (28%), nhà liền kề (25%), biệt thự (16%) hay shophouse (15%). Điều này phản ánh rõ tâm lý ưu tiên sản phẩm có pháp lý minh bạch, dễ giao dịch và dễ khai thác dòng tiền ngay trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định và người mua đã thận trọng hơn.

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản Hà Nội đang bước vào giai đoạn tăng trưởng bền vững hơn, ít FOMO (tâm lý sợ bỏ lỡ) hơn, khi người mua tiêu dùng có chiến lược, cân đối tài chính và quan tâm giá trị dài hạn như chất lượng sản phẩm và danh tiếng của chủ đầu tư. Đây không chỉ là tín hiệu của sự ổn định mà còn là nền móng vững chắc để thị trường phát triển theo hướng bền vững trong giai đoạn tới.

Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội Nguyễn Thế Điệp cho rằng, khi giá bất động sản lên quá cao, vượt mức kỳ vọng của người mua, hành vi và tâm lý sẽ có sự dịch chuyển. Khi đó, người dân sẽ tiếp cận thị trường với tư duy tài chính rõ ràng, cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị dài hạn về tài chính.

Trong bối cảnh thị trường đang có nhiều biến động, nhu cầu mua ở thật vẫn duy trì ổn định, nhưng không còn tâm lý sợ bỏ lỡ (FOMO). Đây là giai đoạn thị trường tự thanh lọc, tạo nền tảng bền vững. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh chính sách bán hàng, ưu đãi hoặc kéo giãn tiến độ thanh toán để thúc đẩy thanh khoản. Thị trường có thể sẽ còn duy trì trạng thái cầu cao nhưng chậm quyết định trong thời gian tới, trước khi các yếu tố vĩ mô như lãi suất, chính sách tín dụng có thay đổi rõ rệt.


An Mai
Ý kiến của bạn
Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu bền vững Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu bền vững

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.