Hà Nội đưa các loại vaccine mới vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã ký ban hành Kế hoạch số 183/KH - UBND về việc tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2023 - 2025 tại thành phố Hà Nội.
Kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới thông qua việc tiêm chủng vaccine phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng; giảm tỷ lệ mắc/tử vong do các bệnh có thể phòng được bằng vaccine trên địa bàn TP. Hà Nội.
Đối tượng áp dụng được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia đối với từng loại vaccine và từng đối tượng được thụ hưởng, cụ thể:
Năm 2023 - 2024: Trẻ sơ sinh: Vaccine Viêm gan B; Trẻ dưới 1 tuổi: Vaccine Lao (BCG), Bại liệt uống (bOPV), Bại liệt tiêm (IPV), vaccine 5 trong 1: Bạch hầu, Ho gà, uốn ván, Viêm gan B, Haemophilus Influenzae type b (DPT-VGB-Hib), Rota, Sởi;
Trẻ 1-5 tuổi: Vaccine phòng Viêm não Nhật Bản; Trẻ 18 tháng đến dưới 24 tháng: Vaccine phòng các bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván (DPT), vaccine Sởi-Rubella (MR); Phụ nữ có thai: Vaccine uốn ván.
Năm 2025, dự kiến đưa vaccine Phế cầu vào tiêm chủng mở rộng, đối tượng sử dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trong trường hợp huy động được nguồn viện trợ, hỗ trợ trong nước hoặc được bổ sung ngân sách Nhà nước, lộ trình này có thể được thực hiện sớm hơn với các loại vaccine theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
UBND TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường truyền thông về đối tượng, mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng, lợi ích, tính an toàn và hiệu quả phòng bệnh của các loại vaccine sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các phản ứng có thể gặp phải sau tiêm chủng.
Tập huấn về xây dựng kế hoạch, điều tra đối tượng, bảo quản, sử dụng vaccine, khám sàng lọc, tiêm chủng an toàn, phòng và xử trí sốc phản vệ.
Đảm bảo tất cả cán bộ tham gia tiêm chủng phải được tập huấn và thực hiện đúng các quy định về tiêm chủng. Tổ chức hội nghị triển khai tiêm chủng các loại vaccine mới trong chương trình tiêm chủng mở rộng ở các tuyến.
Công tác tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, cấp phát, sử dụng vaccine và vật tư tiêm chủng ở các tuyến phải được thực hiện theo đúng quy định.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội là đầu mối tiếp nhận vaccine từ chương trình tiêm chủng Quốc gia khi được hỗ trợ. Căn cứ vào số lượng đối tượng thực tế của mỗi địa phương để xây dựng kế hoạch cấp vaccine cho các đơn vị.
Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã chuẩn bị đầy đủ thiết bị dây chuyền lạnh để thực hiện tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển, phân phối vaccine đến các điểm tiêm chủng tùy thuộc đối tượng tiêm chủng, đảm bảo tiết kiệm, hợp lý, đúng quy định.
Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, điều kiện dây chuyền lạnh để tiếp nhận vaccine. Thực hiện tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, sử dụng vaccine theo quy định.
Ngọc MỹTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.