Hà Nội: Gần 2000 giáo viên hợp đồng đăng ký tuyển dụng đặc cách

Giáo dục
08:00 AM 17/07/2020

Trả lời ý kiến của cử tri huyện Hoài Đức về việc đề nghị Thành phố xem xét giải quyết vấn đề xét tuyển đặc cách viên chức theo ý kiến của Bộ Nội vụ, vì trong thời gian vừa qua nhiều giáo viên hợp đồng trên địa bàn thành phố mất việc, UBND Thành phố cho biết: Sau khi xin ý kiến Bộ Nội vụ, UBND Thành phố đã công bố danh sách 2.034 giáo viên hợp đồng từ đề xuất của UBND các quận, huyện, thị xã đủ điều kiện xem xét tuyển dụng đặc cách.

    Ảnh minh hoạ

    Cụ thể trả lời ý kiến của cử tri UBND Thành phố Hà Nội cho biết:  Ngay sau khi nhận được hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng BHXH từ 2015 trở về trước; UBND Thành phố đã chỉ đạo các sở chuyên ngành phối hợp cùng UBND quận, huyện, thị xã rà soát số giáo viên hợp đồng tại các trường công lập trực thuộc, thống kê, lập danh sách, công khai danh sách giáo viên thuộc đối tượng được xem xét tuyển dụng đặc cách trên địa bàn, trên cổng giao tiếp điện tử từ cấp xã tới cấp huyện, tại các trường mầm non, phổ thông công lập, tại UBND phường, xã, thị trấn. Sau khi xin ý kiến Bộ Nội vụ, UBND Thành phố đã công bố danh sách 2.034 giáo viên hợp đồng từ đề xuất của UBND các quận, huyện, thị xã đủ điều kiện xem xét tuyển dụng đặc cách.

    Bám sát chỉ đạo của Trung ương, thành phố Hà Nội cũng xác định việc tuyển dụng viên chức đối với giáo viên hợp đồng là nội dung tuyển dụng đặc cách, chưa có tiền lệ từ trước tới nay theo quy định của pháp luật. Để giải quyết dứt điểm việc tuyển dụng đối với các giáo viên hợp đồng trên, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản báo cáo xin ý kiến của Bộ Nội vụ về đối tượng và phương án xét tuyển.

    Sau khi nhận được ý kiến của Bộ Nội vụ tại Công văn số 1923/BNV-CCVC ngày 16/4/2020, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 2362/QĐ-UBND ngày 09/6/2020 phê duyệt chỉ tiêu, kế hoạch xét tuyển vào viên chức. Các nội dung tuyển dụng đặc cách được xác định cụ thể như sau:

    Về đối tượng: kỳ tuyển dụng lần này chỉ thực hiện đối với các giáo viên đã có thời gian hợp đồng lao động đóng BHXH từ năm 2015 trở về trước theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 05/11/2019. Đây là những trường hợp này đã được kiểm tra, thống kê tại từng quận, huyện, thị xã. Các trường hợp khác không được tham gia kỳ tuyển dụng này;

     Về chỉ tiêu tuyển dụng: toàn Thành phố có 5.349 chỉ tiêu giáo viên cần tuyển nhưng hiện nay có 2.034 giáo viên hợp đồng đủ điều kiện tuyển dụng đặc cách theo tinh thần Công văn số 5378/BNC-CCVC. Như vậy, Thành phố đảm bảo mỗi thí sinh đều có ít nhất 01 chỉ tiêu để lựa chọn đăng ký. Ngày 26/6/2020, kết thúc hạn nộp hồ sơ, đã có 1.998 giáo viên hợp đồng đăng ký tuyển dụng đặc cách, số giáo viên còn lại vì lý do cá nhân (tuổi cao, đã có công việc khác, có đơn thư khiếu nại về bằng cấp, …) không nộp phiếu tham gia xét tuyển đợt này.

     Các giáo viên hợp đồng đã đăng ký được chuyển đổi nguyện vọng 02 lần, đây là sự quan tâm, tạo điều kiện tối đa của UBND Thành phố để các thí sinh lựa chọn vị trí đăng ký, không phải cạnh tranh khi tham gia tuyển dụng.

     Về hình thức xét tuyển: theo quy định của Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ, khi tuyển dụng đặc cách, các thí sinh phải tham gia sát hạch (thông qua phỏng vấn hoặc thực hành) về trình độ hiểu biết chung, về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. UBND Thành phố quyết định lựa chọn hình thức thực hành nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo chất lượng giảng dạy của Thủ đô Hà Nội. Các thí sinh sẽ thực hành giảng 01 tiết học (trong tổng số 05 tiết học đã được Ban chỉ đạo tuyển dụng viên chức Thành phố công khai hướng dẫn ôn tập toàn thành phố).

    Như vậy, về bản chất, việc tuyển dụng số giáo viên hợp đồng này là xét tuyển đặc cách, tuân thủ theo đúng quy định của Nghị định 161/2018/NĐ-CP (ngoài các quy định về xét tuyển đặc cách tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP, Bộ Nội vụ cũng không có hướng dẫn gì thêm).

    Việc tổ chức sát hạch được thực hiện tại các Hội đồng tuyển dụng quận, huyện, thị xã theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Để ngăn chặn các tiêu cực có thể xảy ra, UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã triển khai nghiêm túc, minh bạch theo quy định, đồng thời đề nghị các tổ chức trong hệ thống chính trị và cử tri tăng cường, giám sát, theo dõi,đảm bảo cuộc tuyển dụng đạt kết quả tốt.

    T. Vũ
    Ý kiến của bạn
    Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

    Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.