Hà Nội: Ghé thăm nét đẹp làng nón Chuông

Tiếp thị
09:18 AM 10/10/2022

Làng nón Chuông nằm ở xã Quốc Trung, Thanh Oai cách trung tâm Hà Nội chỉ 30km. Nơi đây được biết đến là làng nón lá nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Nét đẹp làng nghề lâu đời

Nằm cạnh dòng sông Đáy mơ mộng với vẻ đẹp truyền thống của miền quê Bắc Bộ cùng nghề sản xuất nón lá truyền thống đã mang đến một làng Chuông đa màu sắc. Thời gian phủ lên những thôn làng vẻ đẹp của sự trầm tư, an tĩnh. Từ những nếp nhà mái ngói, con đường,… đều mộc mạc và dung dị, điểm tô bởi những chiếc nón lá được làm công phu, đẹp mắt.

Vào thế kỷ thứ 8 – 791 năm Tân Mùi, theo các bậc cao niên trong làng thì ban đầu làng Chuông có tên là Trang Thì Trung, về sau đông dân hơn nên được mở rộng thành làng. Đầu thời Lên Sơ, làng Chuông đã rất đông đúc.

Hà Nội: Ghé thăm nét đẹp làng nón chuông  - Ảnh 1.

Xưa kia, làng Chuông sản xuất nhiều loại nón, dùng cho nhiều tầng lớp như nón ba tầm cho các cô gái, nón nhô, nón long, nón dấu, nón chóp cho các chàng trai và những người đàn ông sang trọng.

Trước thế kỷ 20, những sản phẩm nón lá truyền thống của làng Chuông là nón ba vòng. Đấy là loại nón gần giống nón quai thao nhưng có ba vòng đấu, có thành tương đối nông. Nón có kích thuớc to và dành cho người nông dân làm đồng nên không được khâu kỹ. Nón thứ hai là nón thúng (quai thao) có vành rất rộng, hai bên buộc thao dành cho các cụ già đội đi chùa.

Một loại nón cổ truyền khác của làng Chuông chính là nón lá già ghép sống. Đây là loại nón có từ rất lâu cùng thời với chiếc nón quai thao. Nón có ba vòng đấu, làm bằng lá hồ, khâu bằng móc đen rứa đen. Loại nón này rất chắc chắn nên có thể dãi dầu mưa nắng cùng người trên đồng với rất nhiều công dụng khác nhau.

Theo chị Nguyễn Thị Thuỷ, một người thợ làm nón làng Chuông chia sẻ: Làm nón có nhiều khâu, nhưng khó nhất là quay nón, khâu quyết định thẩm mỹ của chiếc nón. Khâu này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, cẩn thận, tỉ mỉ thì chiếc nón mới phẳng, khi quay nón người thợ phải khéo léo để không làm hở chóp, lá được xếp đều nhau tránh bị cộm.

Người thợ phải biết cách chọn lá thật trắng, không rách, lá được là thật phẳng, không để ngả màu. Tre, nứa làm vành được vót tròn, đều và khi khâu không làm đứt cước. Mũi khâu phải ngắn, lỗ nhỏ thì chiếc nón mới tròn, khít, mịn từ mép lá đến đường khâu. Cái tài của người thợ làng Chuông là các múi nối sợi móc khi khâu được giấu kín. Khi nhìn vào chiếc nón chỉ thấy đều tăm tắp những mũi khâu. Những công đoạn tỉ mỉ, bàn tay tài hoa đó cũng là nét riêng biệt của nón làng Chuông so với nón lá ở các làng nghề khác.

Giữ gìn phát triển làng nghề

Trước đây, nghề làm nón lá phát triển mạnh mẽ, cả làng bao gồm già trẻ gái trai và cả trẻ con đều tham gia làm nón. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ nón lá truyền thống sa sút đồng thời một số hộ gia đình nhận được những đơn đặt hàng sản xuất những mặt hàng liên quan đến làm nón, có sử dụng kiến thức và tay nghề sẵn có của người làm nón ở làng. Làng Chuông vừa sản xuất, vừa cung cấp sản phẩm nói để phục vụ những sản phẩm sáng tạo khác(nón quai thao, nón lụa nhiều màu), lưu niệm (nón các kích cỡ, màu sắc), trang trí nội thất (đèn lồng dạng nón, treo tường ở nhà hàng, quán giải khát, đồ đạc nội thất như bàn trà…) và trang trí đường phố (trang trí cảnh quan các khu phố đi bộ ở Hà Nội).

Hà Nội: Ghé thăm nét đẹp làng nón chuông  - Ảnh 2.

Lá lụi, loại lá làm nón không thể thiếu của người dân làng Chuông

Trò chuyện với một nghệ nhân cao tuổi trong làng, được biết khoảng hai mươi năm đổ về trước, nón lá làng Chuông bán rất chạy. Những chiếc nón "xịn" dù bán giá cao vẫn hết hàng. Người tới mua buôn, mua lẻ cứ "nườm nượp". Nhưng những năm gần đây, lượng tiêu thụ nón của làng có lẽ chỉ bằng 2/3 ngày trước.

Để làm ra một chiếc nón lá làng Chuông "chính hiệu", người nghệ nhân bình thường sẽ phải bỏ ra nửa ngày, thậm chí là cả ngày, với nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo cùng bí quyết riêng của dân lành nghề trong làng. Thế nhưng thu nhập so với công sức bỏ ra quả thực còn rất thấp.

Một thợ làm nón nhanh nhất cũng chỉ được 2 chiếc/ngày. Mỗi chiếc nón được làm từ những nguyên liệu tốt, tỉ mỉ và khéo léo có thể bán với giá hơn 100.000 đồng. Ngoài ra, những chiếc nón được làm bởi những phụ nữ còn trẻ, khâu khéo cũng có thể bán với giá 70.000 đồng/cái, những chiếc nón mũi khâu kém tinh tế hơn có gía từ 30.000-40.000 đồng.

Hà Nội: Ghé thăm nét đẹp làng nón chuông  - Ảnh 3.

Để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, ngày nay các bậc cao niên trong làng vẫn luôn chú tâm truyền dạy nghề làm nón cho con cháu.

Chủ tịch UBND xã Phương Trung, Phạm Văn Toàn cho biết, để thúc đẩy làng nghề, địa phương chủ trương ra nghị quyết hàng năm để tạo điều kiện thuận lợi cho những hộ gia đình vay vốn với lãi suất ưu đãi, giúp người làm nón mua sắm các dụng cụ, nguyên vật liệu làm nón; tuyên truyền mọi người dân giữ nghề truyền thống và tạo hành lang pháp lý đối với các hộ kinh doanh buôn bán, chuyên chở nguyên vật liệu làm nón từ nơi khác về làng nghề.

‎Trải qua bao thăng trầm của thời gian, mặc dù nghề làm nón không còn hưng thịnh như xưa, nhưng người dân làng Chuông vẫn âm thầm lưu giữ hồn quê hương qua những sản phẩm chiếc nón lá.

PV
Ý kiến của bạn
12 đối tượng được miễn thu tiền qua phà từ 1/1/2025 12 đối tượng được miễn thu tiền qua phà từ 1/1/2025

Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.