Hà Nội giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc
Tối ngày 31/8, tại Quảng trường sân vận động thị xã Sơn Tây, Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc.
Thủ đô Hà Nội là đất trăm nghề, với 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm số lượng làng nghề lớn nhất toàn quốc, hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Trong số đó có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận.
Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Có trên 11.000 sản phẩm nông sản thực phẩm đã gắn mã truy xuất nguồn gốc QR Code.
Đó chính là lợi thế lớn đối với TP Hà Nội trong việc đánh giá, phân hạng sản phẩm cũng như giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP. Thành phố hiện có 1.649 sản phẩm OCOP, chiếm 19% của cả nước (8.340 Sản phẩm). Trong đó có sản phẩm 5 sao; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đánh giá, phân hạng; 1.098 sản phẩm 4 sao và 534 sản phẩm 3 sao.
Các sản phẩm OCOP đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đó là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, dám nghĩ, dám làm, tư duy nhạy bén của các doanh nghiệp và người dân.
Đối với các tỉnh miền phía Bắc OCOP có ý nghĩa vô cùng quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng của nước Việt Nam. Với diện tích khoảng 10 triệu ha, tập trung đông bà con dân tộc thiểu số, các tỉnh miền phía Bắc là vùng quan trọng về an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước.
Đây cũng là vùng có lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều nông sản đặc trưng; tuy nhiên, đây vẫn là "lõi nghèo" của cả nước… Chính vì vậy, Hà Nội với vị thế là Trung tâm kết nối thị trường và hội nhập quốc tế nên việc tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc tại thị xã Sơn Tây hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng.
Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc được tổ chức tại thị xã Sơn Tây từ ngày 31/8 đến ngày 4/9, với trên 100 gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của trên 80 đơn vị thuộc TP Hà Nội và 15 tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh, thành khác trong cả nước.
Tại sự kiện này, Thành phố giao Văn phòng điều phối chương trình nông thôn mới Hà Nội ký kết, hợp tác với TikTok hiện đang là là nền tảng giải trí hàng đầu hàng đầu thế giới và Việt Nam sẽ giúp nâng cao năng lực số cho các chủ thể OCOP của các vùng miền trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng.
Dịp này, thị xã Sơn Tây cũng góp mặt tại sự kiện với 12 gian hàng giới thiệu, trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tiêu biểu.
Sự kiện lần này góp phần quảng bá, tôn vinh và lan tỏa những giá trị sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế sản phẩm vùng miền nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân theo hướng đi vào chiều sâu và thực chất theo mục tiêu đã được Chính phủ, các bộ ngành và UBND TṔ Hà Nội xác định.
Đồng thời sự kiện còn là cơ hội giúp các đơn vị, doanh nghiệp, các chủ thể sản xuất kinh doanh nông sản an toàn, sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền khu vực miền núi phía Bắc tăng cường kết nối giao thương tìm đầu ra cho sản phẩm, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại để từng bước chuyển mình theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững.
Nam DươngCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.