Hà Nội: Hơn 9.000 lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 8
Theo Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, riêng tháng 8 có hơn 9.000 lao động của hơn 2.000 doanh nghiệp ở Hà Nội đến làm thủ tục đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm hơn 400 hồ sơ so với tháng 7.
Trong tháng 8, gần 4.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại nên lượng hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng giảm bớt so với trước.
Từ đầu năm đến nay đã có gần 60.000 người lao động trên địa bàn đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp. Riêng tháng 8 có hơn 9.000 lao động của hơn 2.000 doanh nghiệp ở Hà Nội đến làm thủ tục, giảm hơn 400 hồ sơ so với tháng 7.
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nộ dự báo số lượng hồ sơ thụ hưởng trợ cấp thất nghiệp từ nay đến cuối năm sẽ còn biến động, phụ thuộc vào kết quả chống dịch COVID-19. Số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ giảm dần qua các tháng nếu dịch được kiểm soát tốt. Nhưng nếu kịch bản xấu xảy ra, dịch diễn biến phức tạp và có ca lây nhiễm trong cộng đồng, các hoạt động công nghiệp, dịch vụ sẽ suy yếu.
Theo dự báo, số lao động mất việc làm hàng tháng sẽ tăng cao, khoảng 20.000 lao động mỗi tháng và 90% doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng.
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trong thời hạn 3 tháng, tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước để làm thủ tục.
Thời gian hưởng tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, đóng đủ 12 - 36 tháng được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp; đóng thêm đủ 12 tháng được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp. Tối đa không quá 12 tháng.
Mức hưởng trợ cấp thấp nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc, tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc lương tối thiểu vùng.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.