Hà Nội: Hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai cho người dân

Chính trị - xã hội
12:04 PM 14/12/2020

Sau hơn 02 năm thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ, công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần bảo đảm an toàn tính mạng của người dân; bảo vệ hạ tầng cơ cở, công trình công cộng; phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai cho người dân

Trong 20 năm qua, diễn biến thiên tai ngày một phức tạp, khó lường, là một trong những thách thức lớn đối với phát triển bền vững của nước ta. Nước ta đã phải hứng chịu hầu hết các loại thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, tác động xấu đến môi trường sống, sản xuất của Nhân dân (ước tính thiệt hại hàng năm từ 1 đến 1,5% GDP).

Vì vậy, công tác phòng, chống thiên tai đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từng bước được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Hà Nội: Hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai cho người dân - Ảnh 1.

Hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai cho người dân

Tổ chức bộ máy PCTT bước đầu được kiện toàn; công tác dự báo, cảnh báo thiên tai được nâng cao; hệ thống cơ sở hạ tầng và công trình phòng chống thiên tai ngày càng tốt hơn; ứng dụng khoa học công nghệ trong chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng tham mưu ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai đã có nhiều bước tiến, tạo sự ổn định, niềm tin trong nhân dân, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Để đảm bảo thi hành đồng bộ công tác PCTT trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; đồng thời kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về PCTT. 

Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) các cấp đã tổ chức kiện toàn theo quy định của Luật PCTT; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên theo từng lĩnh vực, địa bàn. Các sở, ngành, đơn vị, chủ đập, hồ chứa nước đã thành lập Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của đơn vị. 30/30 quận, huyện, thị xã, các sở, ban ngành trên địa bàn Thành phố đã được thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Đến nay về cơ bản 30/30 quận, huyện, thị xã đã tổ chức xây dựng lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cơ sở với sự tham gia của 64.948 người; nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; có sự tham gia của lực lượng khác như đoàn viên, lao động tại địa phương… có sức khỏe, biết bơi.

Căn cứ vào tình hình thực tế các tình huống thiên tai, TKCN tại cơ sở, lực lượng xung kích PCTT đã được tập huấn các kiến thức, kỹ năng như: ứng cứu, hộ đê, tuần tra canh gác đê trong mùa lũ; nhận biết bom, mìn và cách xử lý khi phát hiện; cứu nạn, cứu hộ khi cháy rừng, cháy nhà, sập đổ công trình; tập bơi, cứu người đuối nước; sơ cứu, cấp cứu người bị nạn, băng bó, cứu thương…

Hàng năm, UBND thành phố giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng, tổ chức các phương án đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ công tác PCTT&TKCN. Đăng tin, bài, ảnh tuyên truyền về công tác PCTT và TKCN; chủ động xây dựng kế hoạch, tập trung tuyên truyền đậm nét hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, nhất là trước khi thiên tai đã thông báo kịp thời bản tin dự báo diễn biến của thiên tai, sự chỉ đạo của Trung ương, tỉnh về phương án chủ động ứng phó với thiên tai, hướng dẫn, tuyên truyền người dân chủ động phòng tránh, ứng phó khi thiên tai xảy ra...

Bên cạnh đó, để đảm bảo việc cập nhật, thông báo, cảnh báo thiên tai đến các thành viên Ban Chỉ huy và người dân, UBND thành phố cũng đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy cấp thành phố phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thực hiện thông báo cảnh báo qua hệ thống nhắn tin SMS, Zalo giúp chính quyền các cấp, người dân chủ động phòng, chống. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy cấp thành phố thường xuyên cập tình hình diễn biến thiên tai, vận hành điều tiết các hồ chứa nước qua Website, mạng xã hội facebook, Zalo... cho cơ quan, người dân biết có sự chủ động phòng tránh.

Ban Chỉ huy thành phố phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy; các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và các cơ quan thông tấn, báo chí liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, tập huấn và nâng cao nhận thức của cộng đồng về PCTT&TKCN tới người dân. Cụ thể như: Tổ chức Hội nghị tuyên truyền công tác PCTT&TKCN tới các xã, phường, thị trấn với gần 1.000 đại biểu tham dự; Triển khai Kế hoạch hưởng ứng tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai, kỷ niệm ngày quốc tế phòng, chống giảm nhẹ thiên tai; Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn Thành phố.

Thành phố cũng thực hiện tốt phương châm "3 sẵn sàng, 4 tại chỗ, 5 không" trong phòng, chống thiên tai và xây dựng cộng đồng an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, nguồn lực về con người, phương tiện, tài chính dành cho công tác PCTT & TKCN của thành phố Hà Nội cũng còn gặp nhiều khó khăn, như: phương tiện, trang thiết bị, vật tư, dụng cụ chưa được đầu tư đúng mức, chủ yếu là trang thiết bị thô sơ, cầm tay; ý thức của người dân trong việc bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang đê điều chưa cao; hành lang các công trình quan trọng còn bị lấn chiếm, chưa được xử lý triệt để làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý.

Mặt khác, tại một số cơ quan và một bộ phận người dân vẫn còn tâm lý chủ quan, không quan tâm tới công tác PCTT&TKCN; công tác chuẩn bị theo phương châm "4 tại chỗ" ở một số địa phương, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức nên vẫn còn bị động khi thiên tai xảy ra

Ngoài ra, do hoạt động giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về thiên tai chưa được thực hiện sâu rộng nên một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình; chưa chủ động trong công tác PCTT, nhất là những hộ dân vùng ven sông Hồng, tình trạng xây nhà trên đất nông nghiệp, xây dựng trên hành lang thoát lũ vẫn xảy ra do sự lơ là, chủ quan, buông lỏng của chính quyền sở tại. 

Thời gian tới, để tiếp tục chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục triển khai có hiệu quả "Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" gắn với thực hiện tiêu chí "đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về PCTT tại chỗ".

Các cơ quan chức năng của Thành phố cũng sẽ tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt tại những khu vực có nguy cơ làm tăng rủi ro thiên tai; chỉ đạo việc kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai, môi trường, tài nguyên nước; xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát sỏi và lập bến bãi tập kết trái phép, lấn chiếm lòng sông, bãi sông… 

Để thực hiện các mục tiêu trên, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tiếp tục rà soát, kiện toàn cơ quan chỉ đạo, chỉ huy PCTT các cấp; đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo, điều hành PCTT&TKCN thời gian qua và triển khai kế hoạch các tháng còn lại của năm 2020; xác định rõ trách nhiệm từng thành viên trong cơ quan chỉ đạo, chỉ huy PCTT các cấp để công tác PCTT&TKCN ngày càng kịp thời, hiệu quả hơn…

Ngoải ra, các đơn vị cần chủ động rà soát, xây dựng phương án ứng phó đối với từng loại hình thiên tai, sự cố cơ bản có thể xảy ra trên địa bàn và thuộc phạm vi quản lý; sẵn sàng vật tư, trang thiết bị, nhân lực để ứng phó kịp thời; tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai bảo đảm kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó thiên tai hiệu quả; tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng ứng phó với các loại hình thiên tai cho người dân…

Ngô Huy
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.