Hà Nội: Kinh doanh nông sản “qua mạng” tăng trưởng ấn tượng giữa mùa dịch

Kinh doanh
09:07 AM 26/08/2021

Hiện nay, TP. Hà Nội tiếp tục thực hiện quyết liệt biện pháp giãn cách xã hội để phòng chống nguy cơ lây lan của dịch bệnh COVID-19. Do đó, nhiều siêu thị, chợ truyền thống phải tạm ngưng hoạt động để chống dịch. Trước tình hình này, nhu cầu mua thực phẩm trực tuyến của người dân tăng cao, nhiều đơn vị phân phối nông sản, thực phẩm sạch đã chủ động chuyển đổi phương thức bán hàng sang kênh online để thích ứng.

Doanh nghiệp đang thích ứng bán hàng "qua mạng"

Những năm gần đây, các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm) của Hà Nội đã khẳng định được vị thế và chỗ đứng trên thị trường, nhiều hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm được ký kết. Các bao bì, mẫu mã, chất lượng sản phẩm được các chủ thể coi trọng. Do đó, sản phẩm OCOP hiện nay đã thực sự đem lại niềm tin cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và đảm bảo nghiêm các quy định về giãn cách theo Chỉ thị của Hà Nội. Trong khi thực phẩm lại là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày nên việc đảm bảo nguồn cung lương thực dồi dào, cung ứng kịp thời đầy đủ đến người dân là hết sức cần thiết.

Hà Nội: Kinh doanh nông sản “qua mạng”  tăng trưởng ấn tượng giữa mùa dịch - Ảnh 1.

Kinh doanh thực phẩm “qua mạng” lên ngôi giữa mùa dịch.

Do đó, các thực phẩm an toàn và sản phẩm OCOP đang được đẩy mạnh bán hàng qua hình thức trực tuyến như thương mại điện tử, bán hàng online, livestream để đảm bảo sản xuất không bị đứt gãy và nguồn thực phẩm được cung ứng đầy đủ đến người dân nhưng vẫn đảm bảo thực hiện phòng chống dịch COVID-19.

Phó Chánh Văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, việc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thực phẩm qua kênh online hiện đang được các đơn vị phân phối trên địa bàn TP đẩy mạnh.

Để ứng phó với đại dịch COVID-19, hệ thống cung cấp thực phẩm Hanofarm thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Hanofarm đã và đang đẩy mạnh bán hàng trực tuyến và gặt hái được những kết quả kinh doanh ấn tượng.

Trước khi có dịch bệnh, đơn vị chủ yếu vận hành kênh bán hàng truyền thống thông qua 4 cửa hàng bán lẻ tại các quận Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy. Kênh online cũng đã được đưa vào hoạt động nhưng còn gặp khó khăn do chưa thay đổi được thói quen, hành vi mua thực phẩm của khách hàng. Bởi trước giờ người tiêu dùng có thói quen thích tự tay đi chợ chọn lựa thực phẩm.

Tuy nhiên, tình trạng bệnh dịch phức tạp, đặc biệt là chỉ thị giãn cách xã hội vô hình trung đã làm cho mọi người phải ở nhà. Do đó, khách hàng bắt đầu chủ động đặt hàng qua kênh online như Facebook, Zalo, gọi điện, nhắn tin... để mua thực phẩm. Lượng lớn khách hàng cũ cộng với lượng khách hàng mới tìm đến Hanofarm tăng nhanh chóng.

Đặc biệt, để thu hút khách hàng tiêu dùng qua kênh online, Hanofarm thường xuyên tổ chức triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá khi đặt hàng qua sàn thương mại điện tử. Bên cạnh đó, Hanofarm đã tiến hành đăng ký ô tô chạy luồng xanh, đăng ký xe máy hoạt động với Sở Giao thông vận tải Hà Nội, giúp cả hai hệ thống bán buôn và bán lẻ hoạt động thuận lợi. Đội ngũ shipper là nhân viên của công ty đang tuân thủ chặt chẽ quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Hiện doanh số bán hàng của Hanofarm cao hơn gấp đôi so với trước đây, trong đó bán hàng trực tuyến hiện chiếm trên 95% tổng doanh thu của công ty.

Tiếp tục đẩy mạnh kênh online, cam kết đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng

Thực tế, bán hàng qua Facebook, Zalo, các sàn giao dịch điện tử không còn là điều mới mẻ trong thời đại công nghệ hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 còn phức tạp, chuỗi tiêu thụ nông sản, thực phẩm bị đứt gãy, thương mại điện tử thực sự là giải pháp nhằm kích cầu tiêu thụ sản phẩm hữu hiệu.

Hanofarm thành lập từ năm 2018, là chuỗi cung ứng thực phẩm tiện lợi, cung cấp giải pháp ăn sạch - sống khỏe cho bữa ăn hàng ngày trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội.

Bên cạnh việc gìn giữ và phát huy những giá trị ẩm thực truyền thống, Hanofarm còn là đơn vị đề cao tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, cải tạo xử lý đất tốt, đất sạch, 100% nuôi trồng hữu cơ, bảo đảm xanh sạch từ trang trại đến bàn ăn.

Đáng chú ý, xuất phát điểm của Hanofarm là Công ty An Hòa với 8 năm kinh nghiệm trong việc chăn nuôi và gieo trồng các sản phẩm buôn bán chủ lực tại cửa hàng, sở hữu quy trình và công nghệ tiên tiến từ Isarel, Nhật Bản và Việt Nam.

Hà Nội: Kinh doanh nông sản “qua mạng”  tăng trưởng ấn tượng giữa mùa dịch - Ảnh 2.

Các mặt hàng chủ lực tại Hanofarm chiếm tới 60% doanh số cửa hàng đến từ Đạm và Rau - Củ - Quả. Các dòng sản phẩm này hơn 80% mã hàng thuộc thương hiệu riêng hoặc hợp tác kinh doanh. Do đó, ngoài nông sản tự sản xuất, Hanofarm nhập hàng từ các doanh nghiệp khác đều có hóa đơn, chứng từ, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hơn nữa, Hanofarm đang rất quan tâm đến các sản phẩm đặc sản vùng miền, đặc biệt là các sản phẩm OCOP của các địa phương trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vì vậy, nếu đáp ứng được các tiêu chí quan trọng trong quá trình cung ứng về chất lượng, giá bán đều có thể đưa vào phục vụ người tiêu dùng.

Chuỗi cung ứng thực phẩm Hanofarm cam kết xây dựng quy trình kiểm soát đạt chất lượng cao nhất từ việc kiểm soát hàng tự sản xuất và QC chặt chẽ đầu vào, đảm bảo chất lượng hàng hóa ở mức cao nhất.

Với mục tiêu sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu, Hanofarm luôn đề cao sức mệnh: "Chúng tôi mơ ước tạo dựng cho bạn một sức khỏe dài lâu, bền vững, tiết kiệm thời gian để tận hưởng cuộc sống thông qua việc tạo lập và xây dựng nền nông nghiệp gieo trồng, chăn nuôi và cung ứng thực phẩm sạch".

Trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục duy trì và phát triển tệp khách hàng mới và cũ qua kênh bán hàng online, xây dựng kho DC, chuỗi logistics cung ứng cho các cửa hàng ở Hà Nội và ở các tỉnh.

Văn phòng nông thôn mới Hà Nội đồng hành cùng bài viết này.

Lê Tuấn
Ý kiến của bạn
9 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 46 tỷ USD 9 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 46 tỷ USD

Trong tháng 9/2024, tuy bị thiệt hại nghiêm trọng do bão số 3 và mưa lũ sau bão, nhưng tốc độ tăng trưởng toàn ngành nông lâm thủy sản vẫn đạt mức trên 3%, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô. Ngành nông nghiệp vẫn bảo đảm tốt cung ứng lương thực thực phẩm cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu...