Hà Nội: Lần đầu tiên thu ngân sách vượt 500.000 tỷ đồng
Lần đầu tiên TP Hà Nội thu ngân sách vượt 500.000 tỷ đồng (tăng gần 20% so với 2023), thu nội địa đạt 470.000 tỷ, lớn nhất cả nước, theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh.
Chiều 12/11, tại kỳ họp lần thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã phát biểu giải trình, nêu rõ một số vấn đề đại biểu và bầu cử tri quan tâm.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, giám sát của HĐND Thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố và cả hệ thống chính trị, Thành phố đã hoàn thành 23/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, có 6 kế hoạch chỉ tiêu. Đây là kết quả hết sức lực và toàn diện, trong bối cảnh cả nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
GRDP 9 tháng năm 2024 của Hà Nội tăng 6,12%, dự kiến cả năm đạt khoảng 6,52%. GRDP quy mô khoảng 58,6 tỷ USD. Thu ngân sách Nhà nước lần đầu tiên vượt quá 500.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2023, sử dụng khoảng 28% tổng thu cả nước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 163,5 triệu đồng…
"Đạt được mức tăng trưởng 6,52% trong năm nay là kết quả của nỗ lực chung, sự quyết tâm cao, tập trung tháo gỡ khó khăn, cải cách hành chính và thúc đẩy chuyển đổi số”, Chủ tịch Hà Nội khẳng định.
Công tác quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị chuyển biến tích cực. Các công trình lớn được hoàn thành, trong đó điển hình là vận hành dự án đường sắt đô thị trên cao trong năm 2024.
Đặc biệt, Hà Nội tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng đủ 18 cầu vượt sông Hồng. Trong đó, đã đầu tư xây dựng 8 cầu và cải tạo cầu Long Biên; sẽ tiếp tục xây dựng mới 9 cầu. Hiện nay, đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm 3 cầu (Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc).
Thành phố đồng thời đang tập trung chỉ đạo để sớm quyết định chủ trương đầu tư đối với 3 cầu gồm: cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hà Nội cũng quyết tâm cải thiện môi trường tốt hơn. Về nước sạch, đến năm 2025, Thành phố có 100% mạng lưới nước sạch đến tất cả xã, phường, thị trấn. Về môi trường, Thành phố phấn đấu trước ngày 9/2/2025 sẽ bổ sung nước cho Hồ Tây; trên cơ sở đó tạo đà làm “sống lại” các dòng sông nội đô. Đáng chý ý, Hà Nội sẽ phát động phong trào “sạch” của Thành phố để xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, đặc biệt là ở các quận nội đô lịch sử; làm sao để dọn dẹp từ ý thức đến hành động của từng người dân.
Ngoài ra, sau khi có Luật Thủ đô, Thành phố sẽ phát triển đồng bộ các giải pháp để làm sạch môi trường. Trong đó, Thành phố sẽ có cơ chế phối hợp doanh nghiệp sản xuất xe để hỗ trợ người dân đổi cơ sở chạy bằng an toàn điện…
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng thẳng thắn nhìn nhận một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch 5 năm sẽ khó thực hiện; trong đó chỉ tiêu khó thực hiện nhất là chỉ tiêu tăng trường kinh tế không đạt như mong muốn. Đây cũng là bối cảnh chung của cả nước, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 kéo dài, một loạt các biến động khác làm ảnh hưởng đến sức lao động, hiệu quả công việc…
Những điều này ảnh hưởng đến các chỉ tiêu còn lại như năng suất lao động, thu nhập bình quân đầu người. Nhưng Hà Nội dứt khoát không điều chỉnh mà sẽ quyết tâm, phấn đấu cao nhất trong năm 2025 để cả nhiệm kỳ cao nhất có thể, tạo nền tảng tốt cho nhiệm kỳ sau.
Huyền My (t/h)Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới”.