Hà Nội lập danh sách người lao động có nguyện vọng về quê

Sự kiện
02:09 PM 13/09/2021

Trước ngày 14/9, các quận, huyện, thị xã gửi danh sách người lao động, người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng trở về quê đến Sở LĐTB&XH Hà Nội để Sở này liên hệ với địa phương liên quan, xây dựng phương án hỗ trợ.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Hà Nội đã có Công văn hỏa tốc số 5157/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 11/9, gửi UBND các quận, huyện, thị xã về việc thống kê người lao động, người dân ngoại tỉnh có nguyện vọng trở về quê.

Trên cơ sở tổng hợp của các địa phương, Sở LĐTB&XH Hà Nội sẽ phối hợp với Công an thành phố Hà Nội xây dựng phương án hỗ trợ khi đủ điều kiện, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, quyết định. Các địa phương báo cáo về Sở LĐTB&XH Hà Nội trước ngày 14/9, để đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 15/9.

Hà Nội lập danh sách người lao động có nguyện vọng về quê - Ảnh 1.

Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ lao động ngoại tỉnh chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh minh họa

Trước đó, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Văn bản số 2647/UBND-KGVX ngày 14/8/2021 yêu cầu các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường hỗ trợ người lao động ngoại tỉnh không có nơi cư trú trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nguyên tắc "4 tại chỗ" theo chỉ đạo của UBND Thành phố; linh hoạt, sáng tạo trong việc chăm lo, hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết cho lao động ngoại tỉnh gặp khó khăn do dịch COVID-19 không có nơi cư trú. 

Cụ thể, các quận, huyện được yêu cầu lập danh sách nhóm lao động, phân loại đối tượng đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 58 và các chính sách hỗ trợ đặc thù của TP. Đồng thời chủ động rà soát, bố trí nơi ở tạm để người lao động ngoại tỉnh gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 không có nơi cư trú đến tạm trú.

UBND Hà Nội cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP chỉ đạo các cấp tiếp tục kêu gọi nguồn lực xã hội hóa và các nguồn vận động hợp pháp khác. Việc vận động nhằm hỗ trợ đột xuất đối với người lao động ngoại tỉnh không đủ điều kiện hưởng hỗ trợ nhưng gặp khó khăn, bị mất việc làm do dịch COVID-19.

Theo thông tin từ Sở LĐTB&XH Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội, đến cuối ngày 12/9, các đơn vị bảo trợ xã hội trên địa bàn đã tiếp nhận 89 đối tượng lang thang từ cộng đồng, trong đó có nhiều người là lao động tự do bị kẹt lại Hà Nội. Những đối tượng lao động lang thang được các trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.

Huyền My (T/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.