Hà Nội: Lập phương án 8.000 giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ký ban hành phương án đáp ứng 8.000 giường bệnh điều trị COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch trong tình huống toàn thành phố có 40.000 người mắc COVID-19.
- Có những đêm Thủ tướng viết hàng chục lá thư giới thiệu doanh nghiệp tiếp cận nguồn vaccine Covid-19
- Cán bộ y tế, tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch COVID-19 được hưởng chế độ như thế nào?
- TP HCM: Thành lập thêm khu cách ly quy mô 1.500 giường bệnh
- Hà Nội dự báo số ca nhiễm diễn biến tăng và các kịch bản ứng phó tới 50.000 giường bệnh
Theo đó, mục đích của phương án nhằm bố trí các bệnh viện bảo đảm đủ điều kiện để sẵn sàng thu dung, điều trị cho 8.000 người bệnh mắc COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch, phù hợp với tình hình dịch bệnh; đồng thời sử dụng nguồn lực hợp lý, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả trong công tác thu dung, điều trị COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Để thực hiện phương án đáp ứng 8.000 giường bệnh điều trị người bệnh mắc COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch trong tình huống có 40.000 ca mắc trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị, các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong triển khai phương án.
Đồng thời phương án cũng bảo đảm an toàn phòng, chống dịch cho các lực lượng tham gia phục vụ; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, cung ứng đầy đủ trang thiết bị y tế, hóa chất, vật tư tiêu hao..., lương thực, thực phẩm và các điều kiện phục vụ để chăm sóc tốt nhất cho người bệnh.
Phương án thực hiện theo 3 giai đoạn, gồm: Giai đoạn đáp ứng 2.000 giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống 10.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố).
Giai đoạn đáp ứng 4.000 giường bệnh điều trị người mắc COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống 20.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố).
Giai đoạn đáp ứng 8.000 giường bệnh điều trị người COVID-19 mức độ vừa, nặng và nguy kịch (tình huống 40.000 ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố).
Nguyên tắc phân luồng người bệnh theo mức độ bệnh căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Y tế về việc hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị COVID-19. Theo đó, 80% bệnh nhân không có triệu chứng; khoảng 20% bệnh nhân mức độ vừa, nặng và nguy kịch; 5% bệnh nhân cần điều trị hồi sức tích cực. Do vậy, với trường hợp 40.000 người bệnh mắc COVID-19 sẽ có 8.000 người bệnh có triệu chứng mức độ vừa và nặng (6.000 mức độ vừa, 2.000 mức độ nặng và nguy kịch).
Trên cơ sở phân loại người bệnh theo mức độ bệnh sẽ phân chia các cơ sở thu dung, điều trị như sau: Cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân vừa; cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân nặng và nguy kịch cần điều trị hồi sức tích cực; cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không có triệu chứng và nhẹ (có các phương án riêng).
Việc điều phối bệnh nhân COVID-19 đến các cơ sở thu dung, điều trị trong từng thời điểm căn cứ vào diễn biến lâm sàng của người bệnh tại các cơ sở được phân công thu dung, điều trị.
Phân luồng người bệnh thường quy tại các bệnh viện đã được giao nhiệm vụ tiếp nhận người bệnh COVID-19 đến khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế lân cận.
Phương án cũng phân công rõ công tác điều trị người bệnh COVID-19 có mức độ nặng, nguy kịch tại các bệnh viện của thành phố và đề xuất các bệnh viện trung ương, bộ, ngành hỗ trợ.
Huyền My (T/h)Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.