Hà Nội: Lấy ý kiến góp ý vào Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 180/KH-UBND về tổ chức lấy ý kiến góp ý Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Nội dung lấy ý kiến cho toàn bộ hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), gồm: Phạm vi điều chỉnh, bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đồng thời, lấy ý kiến một số nội dung trọng tâm, đặc thù vượt trội của hồ sơ dự thảo, như: Tổ chức chính quyền tại Thủ đô (về mô hình tổ chức, chế độ công vụ, biên chế của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội, cơ chế thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô);
Xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô (về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô; Bảo vệ, phát triển văn hóa; Phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số Thủ đô; Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân và chính sách xã hội, an sinh xã hội của Thủ đô; Quản lý, sử dụng đất đai; Phát triển nhà ở; Phát triển đô thị; Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật; Phát triển, quản lý hạ tầng giao thông; Phát triển nông nghiệp, nông thôn; Các biện pháp bảo vệ Thủ đô);
Bên cạnh đó, lấy ý kiến về chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô, như: Huy động sử dụng nguồn lực tài chính, ngân sách cho phát triển Thủ đô; Cơ chế thu hút đầu tư xã hội, cơ chế thực hiện đầu tư; Thẩm quyền về đầu tư và thu hút nhà đầu tư chiến lược.
Về liên kết, phát triển Vùng Thủ đô lấy ý kiến về vai trò và thẩm quyền của Thủ đô trong Vùng Thủ đô; Chính sách ưu tiên đầu tư phát triển Vùng Thủ đô.
Đối tượng lấy ý kiến: Các cơ quan thuộc Thành ủy; tổ chức Đảng, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ; Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; HĐND, UBND các cấp; các sở, ban, ngành thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác; các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, luật sư, luật gia; nhân dân.
Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được lấy ý kiến thông qua các hình thức: Tổ chức triển khai lấy ý kiến bằng văn bản và gửi đến cơ quan, tổ chức; Tổ chức hội nghị, hội thảo tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội; Góp ý trực tiếp thông qua Cổng thông tin của Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử của UBND thành phố; Các hình thức phù hợp khác.
Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được đăng tải toàn văn trên Cổng thông tin của Bộ Tư pháp; Cổng thông tin điện tử của UBND thành phố.
Thông qua việc lấy ý kiến nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; Xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; Khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; Phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước cùng phát triển…
Ngô HuyTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.