Hà Nội: Lên phương án xây hầm chui tại nút giao Cổ Linh - đường dẫn cầu Vĩnh Tuy
UBND thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị có liên quan lên phương án xây hầm chui tại nút giao Cổ Linh - đường dẫn cầu Vĩnh Tuy. Tổng mức đầu tư dự án được tính toán khoảng từ 500 đến 700 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án giai đoạn 2023 - 2024.
Nhằm giải quyết ùn tắc và giảm xung đột giao thông khi cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 thông xe, UBND thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị có liên quan lên phương án xây hầm chui tại nút giao Cổ Linh - đường dẫn lên cầu Vĩnh Tuy (Vành đai 2) phía quận Long Biên.
Theo đó, hầm chui này được lên phương án để xây dựng tại vị trí nút giao Cổ Linh - đường dẫn lên cầu Vĩnh Tuy là hầm trực thông. Hầm được xây dựng với kết cấu bê tông cốt thép theo hướng Vĩnh Tuy - Long Biên và ngược lại.
Phần xây lắp gồm hầm kín; hầm hở; tường chắn hai bên, đường dẫn và gờ chắn ở hai đầu xuống hầm. Chiều dài hầm được tính toán dài khoảng 500m, chiều rộng mặt cắt ngang mỗi chiều hầm khoảng 7,75m (tương đương 2 làn xe cơ giới mỗi chiều đường).
Tổng mức đầu tư dự án được tính toán khoảng từ 500 đến 700 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án giai đoạn 2023 - 2024. Hồ sơ và thông số thiết kế hầm và chức năng sử dụng được yêu cầu như các hầm chui đã đưa vào sử dụng như: Lê Văn Lương, Trung Hòa, Thanh Xuân.
Sau khi hầm thông xe, nút giao Cổ Linh - đường dẫn cầu Vĩnh Tuy sẽ là nút giao có 3 tầng đường, gồm: cầu vượt, đường ở nút giao hiện hữu và hầm chui.
Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có tổng cộng 4 hầm chui đã đưa vào sử dụng; một hầm chui đang xây dựng. 4 hầm chui đã đưa vào sử dụng tại 4 nút giao thông lớn gồm: Kim Liên, Trung Hòa, Thanh Xuân, Lê Văn Lương; một hầm đang xây dựng là hầm trên đường Vành đai 2,5 tại nút giao Giải Phóng - Kim Đồng.
Ngô HuyCác nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.