Hà Nội: Nhộn nhịp lễ khai mạc Hội chợ OCOP 2020
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố kết quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
Từ nay đến cuối năm, Văn phòng ĐPNTM TP. Hà Nội dự kiến sẽ phát triển thêm hơn 700 sản phẩm OCOPvà đẩy mạnh quảng bá, truyền thông để người tiêu dùng biết đến sản phẩm OCOP.
Đến dự lễ khai mạc, có ông Chu Phú Mỹ, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), bà Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh văn phòng Chuyên trách - Văn phòng điều phối Nông thông mới thành phố và các doanh nghiệp đươc công nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố 2020.
Bà Hoàng Thị Huyền, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách, Văn phòng ĐPNTM TP. Hà Nội cho biết, kết quả phân hạng sản phẩm OCOP có giá trị trong vòng 36 tháng kể từ ngày TP. Hà Nội ký ban hành quyết định.
Sự kiện thu hút hơn 100 chủ thể tham gia với 5 nhóm sản phẩm: Thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí. Đây là các sản phẩm OCOP đã được TP. Hà Nội công nhận đạt 3 sao trở lên.
Sự kiện góp phần hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm, sản phẩm OCOP của Hà Nội và các tỉnh, thành phố, đặc biệt là một số mặt hàng thành phố đang đẩy mạnh quảng bá, kết nối tiêu thụ được các hợp tác, hộ nông dân sản xuất như: Trái cây có múi, rau quả, hoa các loại, thịt gia súc gia cầm, mặt hàng thịt lợn; đồng thời tôn vinh các chủ thể, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP vào các siêu thị, cửa hàng để người tiêu dùng Thủ đô nhận diện và tiêu dùng sản phẩm…
Những sản phẩm OCOP được công nhận sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của mỗi vùng.
Giám đốc Sở Chu Phú Mỹ đánh giá, chương trình OCOP đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, phát huy những giá trị tiềm năng các làng nghề, các đặc sản vùng miền. Bên cạnh đó, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Các chủ thể OCOP có cơ hội tìm hiểu, củng cố, nâng cao kiến thức hiểu biết về pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; cởi mở trao đổi với đối tác và cơ quan quản lý.
Theo đó, TP. Hà Nội công bố quyết định công nhận 275 sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2019. Trước đó, cuối năm 2019, TP. Hà Nội đã trao quyết định công nhận 26 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP được công nhận lên 301 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 207 sản phẩm 4 sao, 88 sản phẩm 3 sao; đạt 100,3% kế hoạch năm.
Cũng trong chuỗi sự kiện này, TP. Hà Nội tổ chức hội thảo kết nối giao thương các sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP. Hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các chủ thể có sản phẩm OCOP với các kênh phân phối, điểm giới thiệu và bán sản phẩm trên toàn thành phố để đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm...
Việc phát triển sản phẩm OCOP sẽ góp phần thúc đẩy, phát huy sáng tạo cho các hợp tác xã và người dân, đồng thời tạo điều kiện để các loại hình kinh tế ở khu vực nông thôn phát triển; là cơ hội tốt đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, chế biến, phát triển thị trường đến tiêu thụ sản phẩm, với những hàng hóa chất lượng.
Hà Nội tiếp tục phấn đấu đến hết năm 2020, đánh giá, xếp hạng từ 800 - 1.000 sản phẩm OCOP. Ông Chu Phú Mỹ cho hay, thành phố sẽ nâng cấp phần mềm hệ thống truy suất nguồn gốc thực phẩm nông sản, trang điện tử nongthonmoihanoi.gov.vn. Xây dựng phần mềm quản lý, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP đồng bộ từ cấp thành phố đến cấp huyện, xã. Đồng thời, hỗ trợ thiết kế bao bì sản phẩm OCOP, tiếp tục triển khai thêm các sự kiện trưng bày, quảng bá, kết nối giao thương cho sản phẩm OCOP.
Trước đó, cuối năm 2019, Hà Nội đã công bố và trao quyết định công nhận 26 sản phẩm OCOP và những tháng đầu năm 2020 là 275 sản phẩm OCOP nâng tổng số các sản phẩm được công nhận lên 301 sản phẩm (bao gồm 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 207 sản phẩm 4 sao, 88 sản phẩm 3 sao). Một số sản phẩm tiêu biểu như: gốm sứ Bát Tràng, bún gạo, gạo hữu cơ Đồng Phú, trứng gà Tiên Viên, nấm kim châm Kinoko Thanh Cao, sữa bò tươi của Hợp tác xã Chế biến bò sữa Phù Đổng…
Qua đó, thể hiện sự quyết tâm của các doanh nghiệp, đơn vị trong việc quảng bá hình ảnh, sản phẩm đến người tiêu dùng Thủ đô và cả nước, góp phần triển khai mạnh mẽ Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần kết nối cung cầu, bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội, sau khi đạt chứng nhận OCOP, các sản phẩm thuận lợi hơn khi vào bán tại các cửa hàng tiện ích, cửa hàng phân phối… Đây là cơ hội để sản phẩm OCOP mở rộng thị trường trong nước và sẽ hướng tới thị trường quốc tế.
Sáng 21/01, Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.