Hà Nội: Quận Đống Đa và Sở Nội vụ đạt chỉ số cải cách hành chính cao nhất

Địa phương
09:41 PM 21/02/2024

Năm 2023, kết quả chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) trung bình cả hai khối sở, cơ quan tương đương sở và khối Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đều tăng. Trong đó, Sở Nội vụ và quận Đống Đa là những đơn vị đạt chỉ số CCHC cao nhất, lần lượt là 94,25% và 96,38%.

Chiều 20/2, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố kết quả chỉ số cải cách hành chính các sở, cơ quan tương đương sở và UBND các quận, huyện, thị xã năm 2023.

Theo Giám đốc Sở Nội vụ, kết quả chỉ số Cải cách hành chính trung bình cả hai khối Sở, cơ quan tương đương Sở và khối UBND các quận, huyện, thị xã đều tăng so với năm 2022.

Cụ thể, Khối Sở và cơ quan tương đương Sở: chỉ số CCHC trung bình năm 2023 là 88,46% (tăng 2,73% so với năm 2022); Khối Quận, huyện, thị xã: chỉ số CCHC trung bình năm 2023 là 94,01% (tăng 1,26% so với năm 2022).

Nhiều đơn vị có sự cải thiện về kết quả chỉ số CCHC so với năm 2022. Khối Sở và cơ quan tương đương Sở: có 18/22 đơn vị khối Sở có Chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2022. Trong đó, Sở Y tế là đơn vị có giá trị điểm số tăng cao nhất với 12,20%.

Khối Quận, huyện, thị xã: có 24/30 đơn vị khối Huyện có Chỉ số CCHC tăng cao hơn so với năm 2022. Trong đó, Ứng Hòa là đơn vị có giá trị điểm số tăng cao nhất với 5,03%.

Hà Nội: Quận Đống Đa và Sở Nội vụ đạt chỉ số cải cách hành chính cao nhất- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nhiều nội dung có sự cải thiện về kết quả so với năm 2022: Khối Sở và cơ quan tương đương Sở: có 4/8 chỉ số thành phần có giá trị trung bình tăng hơn so với năm 2022, bao gồm: "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC" (tăng 6,45%); "Cải cách chế độ công vụ" (tăng 3,87%), "Cải cách tài chính công" (tăng 9,77%) và "Xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số" (tăng 7,99%).

Khối Quận, huyện, thị xã có 5/8 chỉ số thành phần có giá trị trung bình tăng hơn so với năm 2022, bao gồm: "Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC" (tăng 1.41%); "Cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông" (tăng 1,00%), "Cải cách tài chính công" (tăng 2,88%), "Xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số" (tăng 7,21%) và "Tác động CCHC đến phát triển kinh tế xã hội của Thành phố" (tăng 6,88%).

Mức độ tăng Chỉ số trung bình so với năm 2022 của khối Sở tăng cao hơn so với khối Quận, huyện.

Khối Sở đã có nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác CCHC nói chung. Mức độ tăng Chỉ số trung bình so với năm 2022 của khối Sở và cơ quan tương đương Sở tăng cao hơn so với khối Quận, huyện, thị xã (khối Sở tăng 2,73%, khối Huyện tăng 1,26%).

Sở Nội vụ đạt chỉ số Cải cách hành chính năm 2023 cao nhất với kết quả là 94,25%.

Kết quả đánh giá năm 2023 cho thấy, có 4/22 Sở, cơ quan tương đương Sở có giá trị chỉ số Cải cách hành chính năm 2023 giảm so với năm 2022 là: Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra Thành phố.

Hà Nội: Quận Đống Đa và Sở Nội vụ đạt chỉ số cải cách hành chính cao nhất- Ảnh 2.

Chỉ số CCHC của các Sở, cơ quan tương đương Sở

Kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 của UBND các quận, huyện, thị xã cho thấy 100% đơn vị đạt được kết quả cao trên 90%. Cụ thể, đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 95%, bao gồm 9 đơn vị: Đống Đa, Nam Từ Liêm, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Thanh Trì, Ba Đình, Hoàng Mai, Hoài Đức và Quốc Oai.

Đống Đa đạt chỉ số Cải cách hành chính năm 2023 cao nhất với kết quả là 96,38%.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, chỉ số trung bình của cả thành phố được nâng lên. Các cơ quan, sở ngành, quận huyện, thị xã đều có nỗ lực khi có tăng trưởng đều trên dưới 2%; một số đơn vị có chuyển biến tích cực, đột phá chuyển mình rõ nét.

Công tác cải cách hành chính đã có nhiều chuyển biến. Cảm nhận được từng bước từ quản lý thủ tục hành chính sang quan điểm phục vụ người dân, doanh nghiệp. Chuyển biến là có thật, nhưng chưa có sự "đột biến" trong phục vụ người dân, doanh nghiệp như kỳ vọng, ông Trần Sỹ Thanh nêu rõ.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu thời gian tới các đơn vị cần tiếp tục quyết tâm, đổi mới, thực hiện đồng bộ từ thể chế đến tổ chức bộ máy, quy trình thủ tục, cải cách tài chính công. Cải cách hành chính cùng với chuyển đổi số thực chất, có hiệu quả thì lợi ích mang lại cho xã hội vô cùng lớn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp và người dân. Việc đẩy nhanh thủ tục, quy trình có thể thấy ngay lợi ích với doanh nghiệp, người dân...

Ngọc Mỹ
Ý kiến của bạn
Lo ngại giá cà phê tăng cao gây đứt gãy chuỗi cung ứng Lo ngại giá cà phê tăng cao gây đứt gãy chuỗi cung ứng

Giá cà phê những ngày đầu tháng 5 đã đạt mức cao kỷ lục, trên 131.000 đồng/kg. Đây là niềm vui cho người trồng cà phê nhưng lại là áp lực cho doanh nghiệp thu mua và gây nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng.