Hà Nội: Sắp xây dựng thêm 5 cây cầu bắc qua sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa công bố công khai hồ sơ phương án kiến trúc xây dựng cầu Tứ Liên vượt sông Hồng nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh.
Theo kết quả tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên, địa điểm xây dựng cầu sẽ nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh; kết nối từ tuyến đường trục chính đô thị quy hoạch dọc đê Hữu Hồng với Quốc lǭ 5 kéo dài, thuộс địa bàn quận Tây Hồ, quận Long Biên và huyện Đông Anh.
Phương án kiến trúc cầu Tứ Liên là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn. Có chiều dài gần 5km. Tuổi thọ công trình là 100 năm. Thời gian thực hiện từ năm 2020-2024.
Phạm vi dự kiến có điểm đầu giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao Quốc lộ 5, có tổng chiều dài theo tuyến thẳng khoảng 4,84km. Với 5 nút giao trong đoạn tuyến gồm: Nút giao Nghi Tàm; nút giao Hữu Hồng; nút giao kết nối bãi giữa; nút giao tả Hồng; nút giao Quốc lộ 5 kéo dài.
Được biết, cầu Tứ Liên do các chuyên gia của tập đoàn T.Y.Lin (Mỹ) đưa ra ý tưởng về phương án kiến trúc là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn, tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình.
Đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, theo quy hoạch sẽ có 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng trong khu vực Hà Nội, trong đó 7 cầu đã xây dựng gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân và Vĩnh Thịnh; cải tạo nâng cấp cầu Long Biên thành cầu cho đường bộ đi riêng; cầu Việt Trì - Ba Vì kết nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C thuộc địa phận Thủ đô Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.
Trong thời gian tới Hà Nội sẽ dự kiến triển khai xây dựng mới 10 cầu là: Cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (Vành đai 4), cầu Thăng Long mới (Vành đai 3), cầu Tứ Liên, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên trên đường cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5, cầu Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ giao thông liên tỉnh).
Trong đó có 5 cầu sẽ sớm triển khai xây dựng từ năm 2020 trở đi như:
1. Cầu Tứ Liên, kết nối trực tiếp đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, đường Vành đai 3, khu vực đô thị của Đông Anh với trung tâm Thành phố. Có chiều dài gần 5km. Phương án kiến trúc cầu Tứ Liên là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn. Thời gian thực hiện từ năm 2020-2024. Tuổi thọ công trình là 100 năm.
2. Cầu Vĩnh Tuy 2: điểm đầu giao Nguyễn Khoái và Minh Khai, điểm cuối giao với đường Long Biên – Thạch Bàn, đường Cổ Linh. Tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng, có chiều dài 3,5km, chiều rộng 19,25m, 4 làn xe.
3. Cầu Trần Hưng Đạo sẽ nối quận Hoàn Kiếm – Long Biên, giúp tăng khả năng kết nối các quận trung tâm với khu vực phía Đông của Thủ đô; giảm áp lực cho cầu Chương Dương, Long Biên và Vĩnh Tuy. Điểm đầu từ ngã 5 phố Trần Hưng Đạo giao với Lê Thánh Tông – Trần Thánh Tông, điểm cuối kết nối với Cổ Linh. Cầu có tổng vốn đầu tư 9.000 tỷ đồng, chiều dài 5,5 km, chiều rộng 31m, 6 làn xe.
4. Cầu Mễ Sở, theo quy hoạch cầu này nằm trên tuyến đường Vành đai 4 qua sông Hồng. Cầu nối huyện Văn Giang (Hưng Yên) với Thanh Trì (Hà Nội), có tổng vốn đầu tư 4.881 tỷ đồng, chiều dài 13,8 km, chiều rộng 17m.
5. Cầu Ngọc Hồi nối với Thanh Trì và Văn Đức (Gia Lâm) giáp với thị trấn Văn Giang (Hưng Yên). Cầu Ngọc Hồi có tổng vốn đầu tư 4.881 tỷ đồng, chiều dài 13,8 km, chiều rộng 17m, 6 làn xe.
Theo các chuyên gia, mỗi cây cầu được xây đều phản ánh giá trị văn hóa, đánh dấu sự phát triển của đất nước. Điển hình là cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, cầu Vĩnh Tuy – cây cầu có ý nghĩa phát triển nội đô và hoàn toàn khai thác, phát huy tầm vóc của Việt Nam – đây là cây cầu chúng ta tự thiết kế, xây dựng.
Gần đây nhất, cây cầu Nhật Tân đã thể hiện nhận thức thẩm mỹ của người Việt Nam – Hà Nội đã chọn phương án thiết kế thẩm mỹ nhất, tốn kém nhất nhưng mang lại hiệu quả mỹ quan cao.
Vì vậy, xây dựng cầu không chỉ giải bài toán giao thông, phát triển kinh tế mà còn mang dấu ấn văn hóa của 1 giai đoạn nhất định.
Với truyền thống như vậy, Hà Nội nên xem xét yếu tố văn hóa – thẩm mỹ để chọn ra những phương án thiết kế hợp lý và tối ưu nhất.
Linh Anh (TH)Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.