Hà Nội sẽ xây đường vành đai 4, làm động lực phát triển kinh tế thủ đô 5 năm tới

Tài chính - Đầu tư
09:10 AM 21/04/2021

Tuyến đường dài gần 100 km đi qua ba địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, với quy mô 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh việc xây dựng tuyến đường vành đai 4 là quan trọng để kết nối với các tỉnh thành, hiệu quả kinh tế xã hội hiệu quả hơn việc đầu tư các tuyến đường trong nội thành vốn rất tốn kém trong công tác giải phóng mặt bằng.

Tại hội nghị lấy ý kiến góp ý Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) của Hà Nội mới đây, Phó chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn đề nghị các đơn vị liên quan rà soát các nội dung liên quan tuyến vành đai 4 liên vùng thủ đô.

Tuyến đường đi qua 3 địa bàn Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh, trong đó đoạn qua khu vực Hà Nội dài hơn 56 km. Do đó, việc xây dựng tuyến đường được coi là một trong những động lực cho sự phát triển kinh tế thành phố trong 5 năm tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh tuyến vành đai 4 có vai trò quan trọng, góp phần kết nối với các tỉnh, thành phố trong vùng thủ đô. Việc đầu tư sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội hơn làm các tuyến đường trong nội thành có chi phí giải phóng mặt bằng lớn.

Đường vành đai 4 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 1278/QĐ-TTg ngày 29/7/2011 với quy mô cao tốc 6 làn xe, với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, cụ thể hóa quy hoạch vùng, liên kết các tuyến cao tốc, quốc lộ hướng tâm, kết nối các đô thị vệ tinh.

Tuyến đường được dự kiến hoàn thành năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai.

Theo định hướng quy hoạch, tuyến Vành đai 4 dài khoảng 98 km đi qua 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội (56,5 km, đi qua 7 quận, huyện), Hưng Yên (20,3 km) và Bắc Ninh (21,2 km).

Nhu cầu vốn đầu tư toàn tuyến vành đai 4 khoảng 66.500 tỷ đồng (phần kinh phí này không bao gồm kinh phí xây dựng các cầu vượt trực thông của các tuyến đường đang lập quy hoạch và sẽ được đầu tư xây dựng theo nguồn vốn của dự án này).

Trong đó, các đoạn tuyến trên địa phận thành phố Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội lập dự án đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện đầu tư.

Bình An
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.