Hà Nội: Tập trung ngân sách cho tăng trưởng, đầu tư phát triển, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030 thành phố Hà Nội.
Chỉ thị của Chủ tịch Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, tối cảnh kinh tế thế giới, khu vực và trong nước thời gian qua và dự báo trong những năm sắp tới vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường; hòa bình, hợp tác, hội nhập quốc tế vẫn là xu thế chủ đạo, song xung đột, đối đầu, cạnh tranh các nước lớn, chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ vẫn xuất hiện ở nhiều nơi. Tăng trưởng kinh tế, đầu tư, thương mại toàn cầu chưa thực sự vững chắc, còn nhiều rủi ro. Xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, vừa tạo ra thời cơ, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với mọi quốc gia.
Ở trong nước, thế và lực của đất nước ngày càng được củng cố. Chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định vẫn là nền tảng quan trọng. Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ là nhiệm vụ quan trọng tác động, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch Trần Sỹ Thanh chỉ đạo các đơn vị của Thành phố tuân thủ các quy định của các Luật, cần bám sát với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động về phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và Thành phố, chiến lược về tài chính, nợ công, cải cách hệ thống thuế, chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các tài liệu dự kiến trình Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII và Đại hội Đảng các cấp về kế hoạch phát iển kinh tế-xã hội 05 năm 2026 - 2030 (trong đó có các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu về tài chính, ngân sách, nợ công).
Để thực hiện hóa mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) của quốc gia và phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm thành phố Hà Nội theo quy định: Bảo đảm phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế - xã hội thế giới, trong nước và thực tế triển khai giai đoạn 2021-2025 và dự báo tình hình kinh tế - xã hội, khả năng cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước, huy động và trả nợ, các yêu cầu giới hạn an toàn tài chính của địa phương trong giai đoạn 2026-2030; chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước, thành phố về phân cấp ngân sách và quy định về định mức phân bổ chi đầu tư, thường xuyên thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo, nguyên tắc quản lý an toàn nợ chính quyền địa phương; phát huy tính tự lực, tự cường của các cấp chính quyền thành phố.
Đồng thời, triệt để cắt giảm chi thường xuyên, các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, các khoản chi không thực sự cần thiết, cấp bách như hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài... Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, thành phố trong giai đoạn 2026-2030, tập trung cho tăng trưởng, đầu tư phát triển, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún, có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái của Thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc rhành phố và các cấp chính quyền thành phố.
Công khai, minh bạch, hiệu quả, chống tiêu cực, tham nhũng trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách nhà nước; tăng cường phân công, phân cấp, phân quyền theo quy định của pháp luật, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực hợp lý, đặc biệt coi trọng và phát huy vị trí, vai trò của người đứng đầu.
Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2021-2025; đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2026-2030. Trong đó, dự báo tình hình kinh tế, tài chính, chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của thành phố (tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn - GRDP), chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng của các lĩnh vực sản xuất, ngành hàng và giá các sản phẩm, hàng hóa chủ chốt có ảnh hưởng đến khả năng huy động và nhu cầu sử dụng các nguồn lực tài chính - ngân sách địa phương trong 5 năm giai đoạn 2026-2030.
Xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch tài chính 5 năm của thành phố giai đoạn 2026-2030; mục tiêu, định hướng huy động và phân phối các nguồn lực của thành phố trong thời gian 5 năm kế hoạch. Xác định mục tiêu cụ thể, chủ yếu; khung cân đối về tài chính - ngân sách của thành phố trên cơ sở các chính sách, chế độ hiện hành. Các chỉ tiêu về quản lý nợ của thành phố. Dự báo những rủi ro tác động đến khung cân đối ngân sách địa phương và các chỉ tiêu quản lý về nợ của chính quyền địa phương của Thành phố. Các giải pháp tài chính khác nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm thành phố.
Nhật MaiTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.