Hà Nội: Tập trung tuyên truyền, làm rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4

Đầu tư và Tiếp thị
08:18 AM 28/01/2023

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 767/VP-KGVX, truyền đạt chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn về hướng dẫn tăng cường thông tin, tuyên truyền thực hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai dự án đường Vành đai 4 trên địa bàn TP Hà Nội.

Công văn nêu rõ, các sở, ngành của Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã có liên quan, căn cứ chức năng nhiệm vụ, triển khai thực hiện các nội dung tại Hướng dẫn số 84-HD/BTGTU ngày 12/1/2023 của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội bảo đảm đúng quy định.

Trong đó, tập trung tuyên truyền, làm rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng và tính cấp bách của việc triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, góp phần mở rộng không gian phát triển cho Thủ đô và giải quyết các vấn đề cơ bản hiện nay như: Tạo động lực mới để phát triển đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh (Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn), tạo điều kiện kéo giãn mật độ dân cư tại khu vực nội đô, từ đó định hướng và phân luồng giao thông từ xa, giảm tải áp lực giao thông lên hệ thống đường giao thông hiện có.

Hà Nội: Tập trung tuyên truyền, làm rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường; tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân Thủ đô (nhất là ở những nơi có tuyến đường Vành đai 4 đi qua như: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín) đồng tình, ủng hộ và thực hiện chủ trương, quyết định thu hồi đất, phục vụ triển khai dự án.

Tuyên truyền về chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi theo quy định và đặc thù của dự án; kết quả kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý dân cư, quy hoạch đất đai, trật tự xây dựng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...

"Tuyên truyền về kết quả công tác tiếp công dân, tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân và việc giải quyết, trả lời các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến việc thực hiện chính sách về bồi thường hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng bảo đảm đúng quy định pháp luật" công văn nhấn mạnh.

Nam Dương
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.