Hà Nội: Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP qua siêu thị
Hiện các mặt hàng OCOP của TP. Hà Nội rất đa dạng và giàu tiềm năng. Tuy vậy, việc tiêu thụ còn khó khăn, nhất là việc xuất hiện trên kệ hàng trong các hệ thống siêu thị phải cạnh tranh với các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng trong nước và hàng nhập khẩu.
Khi người tiêu dùng tới các siêu thị, đặc biệt các hệ thống siêu thị lớn như Mega, Go!, Co.opmart… có thể bị choáng ngợp trước sự đa dạng về chủng loại trong cùng một nhóm hàng.
Ví dụ, riêng về các sản phẩm mỳ ăn liền, Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước với hàng trăm sản phẩm, chưa kể hàng chục sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Hay như mặt hàng nước mắm đã có hàng trăm nhãn hàng với hơn 100 công ty sản xuất…
Hiện các mặt hàng OCOP của TP. Hà Nội rất đa dạng và giàu tiềm năng. Tuy vậy, việc tiêu thụ còn khó khăn, nhất là đối với các hộ kinh doanh ở nông thôn. Nhiều sản phẩm OCOP chất lượng nhưng không thể tồn tại lâu trên giá kệ siêu thị.
Thực tế, nhiều sản phẩm OCOP vẫn chưa được chú trọng đầu tư nhiều về hình ảnh thương hiệu. Bao bì đóng vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ sản phẩm nào, đặc biệt đối với các sản phẩm OCOP. Do đó, đầu tư bao bì chính là cách hữu hiệu để mở nút thắt cho sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP trong tiếp cận thị trường, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay.
Đối với các sản phẩm nông sản nói riêng, không chỉ là công cụ để bảo quản sản phẩm, bao bì là kênh truyền thông rất hiệu quả để truyền tải thông tin của sản phẩm, thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu tới người tiêu dùng. Việc thay đổi nhận thức về bao bì sản phẩm vô cùng quan trọng, góp phần kiến tạo hệ sinh thái, xây dựng ngành công nghiệp bao bì dành riêng cho phân khúc sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề. Từ đó, nâng cao giá trị sản phẩm, gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp OCOP cần có nhiều giải pháp đưa sản phẩm OCOP Hà Nội lên quầy kệ siêu thị để gia tăng tiêu thụ. Đồng thời, các chủ thể OCOP nhanh chóng tiếp cận xu hướng người tiêu dùng, chuyển đổi phương thức bán hàng… nhằm mục đích hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp… để nông sản, sản phẩm OCOP tiêu thụ nhanh và mạnh hơn tại thị trường trong nước và quốc tế.
Do vậy, toạ đàm với chủ đề “Thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị” được tổ chức ngày 26/8 để giải quyết “bài toán” trên.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, chủ thể OCOP sẽ trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, phương thức, quy định của hệ thống bán lẻ mà chủ thể OCOP cần đáp ứng trong quá trình đưa hàng vào hệ thống bán lẻ tiêu thụ. Đồng thời, các chủ thể OCOP đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, thuận lợi và khó khăn khi đưa hàng vào hệ thống siêu thị tiêu thụ, kiến nghị các chính sách hỗ trợ sản phẩm khởi nghiệp… từ đó, định hướng đầu ra sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn, phát triển bền vững.
Ngày 11/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký Công điện số 15 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa, lũ sau bão.