Hà Nội triển khai các giải pháp giảm nguy cơ tử vong do COVID-19
Hà Nội hiện có 20.154 người mắc COVID-19, trong đó có hơn 10.000 người đang điều trị tại nhà. Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các bệnh viện không được từ chối tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch, đảm bảo người bệnh được chuyển đến cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất.
- Hà Nội dự báo tăng lên 2.000 - 3.000 ca Covid-19 mỗi ngày dịp cuối năm, quận/huyện nào hiện có nhiều F0 nhất?
- Hà Nội: Tổng 109 bệnh nhân tử vong, chỉ đạo giảm nguy cơ tử vong do Covid-19
- Hà Nội: Chi tiết toàn bộ 8 quận "nguy cơ cao" dừng bán hàng ăn uống tại chỗ và siết chặt hoạt động phòng chống dịch
- Hà Nội: Cảnh báo phần lớn ca Covid-19 tử vong mắc bệnh nền và chưa tiêm vaccine; hơn 300 F0 nặng và nguy kịch
Sở Y tế Hà Nội vừa có Văn bản số 23401/SYT-NVY chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai các giải pháp giảm tử vong do COVID-19.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 26/12, tổng số bệnh nhân COVID-19 đang điều trị là 20.154 người, trong đó có hơn 10.000 người đang điều trị tại nhà, hơn 5.000 người điều trị tại các cơ sở thu dung quận, huyện; số còn lại điều trị tại các bệnh viện trung ương và Hà Nội, cơ sở thu dung điều trị của thành phố.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, Hà Nội cũng đã ghi nhận 109 người tử vong do COVID-19.
Theo Văn bản số 23401/SYT-NVY, Sở Y tế Hà Nội đề nghị, với ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định nhiễm COVID-19 cần được phân loại, đánh giá nguy cơ, chẩn đoán, đánh giá mức độ lâm sàng để phân luồng, chuyển tuyến, tiếp nhận, điều trị kịp thời.
Người bệnh đến khám, chữa bệnh phải được sàng lọc kỹ, đặc biệt lưu ý hỏi về lịch sử tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (100% đối với người bệnh phải nhập viện, ghi nhận tại phiếu khám vào viện).
Các cơ sở khám, chữa bệnh sắp xếp luồng di chuyển, khu vực khám, buồng bệnh ưu tiên để bảo vệ nhóm nguy cơ cao: Người trên 50 tuổi, mắc bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin phòng COVID-19.
Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu, mỗi cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 sẵn sàng điều trị 2 tầng để xử trí cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 chuyển độ. Việc tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch, yêu cầu tất cả bệnh viện không được từ chối, bảo đảm người bệnh được chuyển đến cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất, sau khi ổn định, bệnh viện thực hiện khám, phân loại mức độ bệnh, đánh giá nguy cơ để phân luồng đến nơi điều trị phù hợp.
Các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân; rà soát lại cơ sở hạ tầng, hệ thống ôxy (bình, bồn, chai, thiết bị phụ trợ) bảo đảm tồn trữ và cung cấp ôxy y tế cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến các bệnh viện theo phân tầng điều trị.
Trước đó, ngày 16/12, Bộ Y tế đã có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện trực thuộc trường đại học, y tế bộ, ngành, yêu cầu triển khai các biện pháp giảm nguy cơ tử vong người bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Trong đó nhấn mạnh, hiện chưa ghi nhận biến chủng Omicron tại Việt Nam, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta là rất lớn và cùng với các biến chủng đang lưu hành sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ, như người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm, hạn chế tử vong là yêu cầu cấp thiết.
HM (T/h)Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.