Hà Nội với 3 kịch bản tăng trưởng cho phục hồi và phát triển kinh tế

Đầu tư và Tiếp thị
05:30 PM 03/11/2021

Để phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong Quý IV/2021 và các năm 2022, 2023, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND, trong đó, xây dựng rõ các kịch bản tăng trưởng cơ sở, phấn đấu và rủi ro.

Từ đánh giá tình hình thực tiễn khi nguy cơ dịch COVID-19 trên địa bàn TP vẫn khá cao do nguồn lây nhiễm vẫn còn ẩn khuất trong cộng đồng, quan điểm của TP Hà Nội là tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, chủ động, linh hoạt phục hồi và phát triển kinh tế theo lộ trình có kiểm soát với tiêu chí an toàn là trên hết và cao hơn tiêu chí chung của cả nước.

Theo đó, Hà Nội sẽ tập trung hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, “điểm nghẽn” nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch và thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Thành phố bảo đảm ổn định kinh tế, cân đối ngân sách; nuôi dưỡng và củng cố nguồn thu cho ngân sách nhà nước; bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, đời sống của người dân, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

Hà Nội với 3 kịch bản tăng trưởng cho phục hồi và phát triển kinh tế - Ảnh 1.

Hà Nội ban hành kế hoạch, chỉ rõ các mục tiêu, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Ảnh: Phạm Hùng.

Thành phố cũng tập trung đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trở lại trạng thái hoạt động bình thường trong thời gian ngắn nhất. Thúc đẩy các ngành, lĩnh vực còn dư địa phát triển; đẩy nhanh khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số nhằm thiết lập nền tảng phát triển bền vững; phấn đấu hoàn thành mức cao nhất mục tiêu tăng trưởng 7,5-8%.

Đáng chú ý, trong Kế hoạch số 246/KH-UBND mà Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký nêu rõ các kịch bản tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, TP Hà Nội đưa ra các kịch bản tăng trưởng Quý IV và năm 2021, cụ thể:

Kịch bản cơ sở (điều hành): Quý IV/2021: GRDP tăng từ 5,09-7,37%, trong đó: Dịch vụ tăng từ 4,87 7,31%, Công nghiệp tăng từ 6,91-8,17%, Xây dựng tăng từ 6,93-9,80%, Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng từ 2,38-2,83%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng từ 2,4-5,0%.

Năm 2021 GRDP tăng từ 2,35-3,0%, trong đó: Dịch vụ tăng từ 1,94 2,60%, Công nghiệp tăng từ 5,11-5,49%, Xây dựng tăng từ 0,89-1,90%, Nông, lâm nghiệp và thủy sản từ 2,83-2,95%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng từ 2,28-2,95%.

Kịch bản phấn đấu: GRDP quý IV tăng trên 7,37%, năm 2021 tăng trên 3,0%.

Kịch bản rủi ro: GRDP quý IV tăng thấp hơn 5,09%, cả năm 2021 tăng thấp hơn 2,35%.

Kịch bản tăng trưởng năm 2022 và 2023, cụ thể:

Kịch bản cơ sở (điều hành): GRDP năm 2022 tăng khoảng 7,0-7,5%, trong đó: Dịch vụ vận tải, kho bãi phục hồi hoàn toàn ngay trong năm 2021.

GRDP năm 2023 tăng khoảng 7,5-8,0%, trong đó: Dịch vụ lưu trú và ăn uống, Hành chính và dịch vụ hỗ trợ phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2023. Nếu năm 2024, 2025 GRDP duy trì tăng 7,5-8,5% thì GRDP trung bình 5 năm 2021-2025 tăng 6,5-7,0%.

Kịch bản phấn đấu: GRDP năm 2022 tăng trên 7,5% và năm 2023 tăng trên 8,0%; Nếu duy trì 2 năm 2024-2025 tăng 8,5% thì trung bình 5 năm 2021-2025 đạt trên 7,5%.

Kịch bản rủi ro: GRDP năm 2022 tăng thấp hơn 7,0% và năm 2023 tăng thấp hơn 7,5%. Nếu 2 năm 2024-2025 tăng thấp hơn 7,5% thì trung bình 5 năm 2021-2025 sẽ thấp hơn 6,5%.

Để thực hiện kế hoạch này, Hà Nội sẽ kiểm soát dịch COVID-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế. Chủ động xây dựng, triển khai các kịch bản phòng, chống tương ứng với các cấp độ dịch. Thường xuyên đánh giá, cập nhật để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân chuyển đổi trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô cần phát huy bản lĩnh, trí tuệ, khát vọng vươn lên, phát huy tinh thần tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, đoàn kết, chung tay, chung sức, đồng hành cùng các cấp, các ngành và nhân dân Thủ đô chiến thắng dịch bệnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, đưa Thủ đô ngày càng phát triển, văn minh, hiện đại.

HM (T/h)
Ý kiến của bạn
Dệt may Việt Nam chinh phục mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD Dệt may Việt Nam chinh phục mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, doanh nghiệp dệt may trong nước đang tích cực sản xuất, đáp ứng thời gian giao hàng và về đích theo đúng kế hoạch. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, khả năng dệt may Việt Nam sẽ 'về đích' với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.