Hà Nội xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố
UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6540/QĐ-UBND ngày 23/12/2024 về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo Quyết định, xếp hạng 03 di tích cấp thành phố đối với các di tích lịch sử văn hóa tại xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, gồm: Đền Đức Thánh Trung; đền Đức Thánh Hạ; đình Thái Bình. Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích.
Đền Đức Thánh Trung: Đền Đức Thánh Trung là nơi thờ vị thần bảo hộ địa phương, gắn liền với truyền thuyết về sự che chở của thần linh trong những thời điểm khó khăn của dân tộc. Đền có kiến trúc cổ kính, với hệ thống cột kèo chạm trổ tinh xảo và các hoành phi, câu đối mang đậm giá trị nghệ thuật. Đây còn là nơi diễn ra lễ hội truyền thống hàng năm, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương.
Đền Đức Thánh Hạ: Đền Đức Thánh Hạ được xây dựng để tôn vinh một vị anh hùng dân tộc, người đã có công lớn trong việc bảo vệ và phát triển vùng đất này. Đền có vị trí yên bình bên dòng sông Đáy, bao quanh bởi cây xanh tạo nên không gian thanh tịnh. Các hiện vật được lưu giữ tại đền, bao gồm sắc phong và bia đá, là minh chứng lịch sử quan trọng.
Đình Thái Bình: Đình Thái Bình là nơi thờ thành hoàng làng, biểu tượng của sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. Đình mang kiến trúc truyền thống với mái ngói cong, bờ rào gỗ và sân đình rộng lớn, thường xuyên được sử dụng làm nơi sinh hoạt văn hóa của người dân. Hằng năm, đình tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như rước kiệu, hát quan họ và trò chơi dân gian.
Sau khi di tích được xếp hạng, UBND huyện Ứng Hoà chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành.
UBND thành phố giao UBND xã Vạn Thái ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý di tích; tổ chức quản lý mặt bằng và không gian di tích, toàn bộ hiện vật thuộc di tích, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích, sử dụng nguồn thu của di tích theo quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 và Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế, sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Nghiêm cấm mọi hoạt động có liên quan tới việc xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được xếp hạng và khoanh vùng các khu vực bảo vệ. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng đất, xây dựng tại di tích phải được phép của UBND Thành phố Hà Nội.
Sở Văn hóa và Thể thao, UBND huyện Ứng Hoà và UBND xã Vạn Thái, nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với di tích theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Thanh HảiTheo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.