Hà Nội xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về đê điều ngay từ khi phát sinh
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng rà soát, hoàn thiện, phê duyệt Phương án phòng, chống thiên tai cụ thể, chi tiết, sát với thực tế của địa phương; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo thực hiện phương án khi thiên tai xảy ra. Xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai ngay từ khi phát sinh.
Hà Nội sẽ xử lý nghiêm hành vi vi phạm về đê điều
Cụ thể thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020, UBND Thành phố ban hành văn bản số 2773/UBND-KT ngày 01/7/2020 chỉ đạo:
Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn Thành phố: Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Rà soát, hoàn thiện, phê duyệt Phương án phòng, chống thiên tai cụ thể, chi tiết, sát với thực tế của địa phương; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo thực hiện phương án khi thiên tai xảy ra.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kịp thời triển khai phương án ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hạị do thiến tai gây ra.
Ủy ban nhân dân Thành phố cũng yêu cầu Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã: Tổ chức diễn tập, tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các chương trình, hoạt động của các cấp, đoàn thể tại địa phương. Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025, thực hiện lồng ghép phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, phát triển kinh tể xã hội. Chủ động bố trí nguồn lực để đầu tư củng cố, sửa chữa công trình phòng chống thiên tai của địa phương, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần tập trung chỉ đạo, đôn đốc khẩn trương hoàn thành công tác tu bổ, xử lý hư hỏng đê điều, hồ đập, nạo vét kênh mương đảm bảo chất lượng, tiến độ quy định; thường xuyên kiểm tra, rà soát các tuyến đê, các công trình thủy lợi, hồ đập, phát hiện, tham mưu đề xuất và xử lý kịp thời những sự cố hư hỏng;
Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, sở, ngành kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngay từ khi phát sinh, đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cấp, ngành triển khai thực hiện, kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Thành phố, kịp thời phát hiện, bổ sung, tham mưu chỉ đạo khắc phục kịp thời những mặt còn khiếm khuyết.
Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ cân đối, tham mưu ủy UBND Thành phố bố trí các nguồn lực để đầu tư, sửa chữa công trình phòng, chống thiên tai, công trình đê điều, thủy lợi; đầu tư hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; xây dựng cơ sở dữ liệu, bổ sung trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Thành phố.
Công cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".