Hà Tĩnh: Có gần 500 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo
Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có gần 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến - chế tạo, đóng vai trò là động lực tăng trưởng của ngành công nghiệp và nền kinh tế tỉnh nói chung.
- Hà Tĩnh: Điều động, bổ nhiệm 15 cán bộ chủ chốt
- Hà Tĩnh: Miễn, giảm hơn 600 tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp
- Hà Tĩnh: Chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão, mưa lũ
- Ecopark đề xuất khu du lịch đô thị hơn 600ha tại Hà Tĩnh
- Vingroup sắp làm khu công nghiệp quy mô hơn 1.230ha ở Hà Tĩnh, sản xuất thiết bị và linh kiện công nghệ cao
Công nghiệp chế biến - chế tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, được ví như xương sống, là động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp. Xác định vai trò của công nghiệp chế biến - chế tạo, thời gian qua, tỉnh luôn chú trọng đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo số liệu từ Sở Công Thương Hà Tĩnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến - chế tạo (tăng 66% so với năm 2015), chiếm gần 63% số lượng doanh nghiệp công nghiệp.
Trong đó, nhiều doanh nghiệp quy mô lớn, giá trị sản xuất công nghiệp cao như: Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh, Công ty CP Vinatex Hồng Lĩnh, Công ty CP Dược Hà Tĩnh, Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Nam Hà Tĩnh…
Theo đánh giá của Sở Công Thương, xu hướng phát triển của lĩnh vực chế biến - chế tạo trong toàn ngành công nghiệp đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến - chế tạo ngày càng tăng. Sản phẩm chế biến - chế tạo đa dạng, đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Năng lực của doanh nghiệp chế biến - chế tạo trong tỉnh không ngừng nâng cao.
Để lĩnh vực chế biến - chế tạo tiếp tục phát triển trong thời gian tới, ngành công thương xác định các nhiệm vụ cần tập trung như: thu hút đầu tư các ngành công nghiệp chế tạo có thiết bị, công cụ sản xuất tiên tiến, các sản phẩm hiện đại gắn với sản xuất, chế biến sâu nguồn thép của Formosa; tiếp tục phát triển và hoàn thiện đồng bộ hạ tầng khu, cụm công nghiệp, trong đó ưu tiên nguồn lực xã hội hóa, tạo quỹ đất thu hút đầu tư lĩnh vực chế biến - chế tạo; nâng cao năng lực cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp…
Lê DungVới triển vọng kinh tế Việt Nam tốt hơn vào những tháng cuối năm, Ngân hàng Quốc tế (World Bank - WB) đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024. WB nhấn mạnh: “Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương”.