Hà Tĩnh: Nâng cao kỹ năng nhận biết SGK thật - giả trước thềm năm học mới

Địa phương
05:41 PM 16/08/2024

Chuẩn bị cho năm học mới 2024 - 2025, Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh (QLTT) phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội nghị hướng dẫn phân biệt sách thật, sách giả.

Tại hội nghị, đại diện NXB Giáo dục Việt Nam đã thông tin về tình hình sách trên thị trường hiện nay. Sách giáo khoa giả đang được sản xuất với các thủ đoạn in ấn ngày càng tinh vi, phức tạp. Việc ngăn chặn vấn nạn này gặp nhiều thách thức, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho sản phẩm giả phát triển. 

Hội nghị đã cung cấp những kỹ năng trong phân biệt sách thật, sách giả nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanh sách, thiết bị trường học trên địa bàn Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh: Nâng cao kỹ năng nhận biết SGK thật - giả trước thềm năm học mới- Ảnh 1.

Thị trường sách giáo khoa, đồ dùng học tập sôi động chuẩn bị năm học mới 2024-2025

Theo đó, sách giáo khoa giả không chỉ kém chất lượng về giấy in, bìa, mà còn có nội dung không chính xác, thiếu trang, mất trang..., ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của học sinh. Đồng thời, gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho các đơn vị làm sách chân chính, làm thất thu ngân sách.

Hà Tĩnh: Nâng cao kỹ năng nhận biết SGK thật - giả trước thềm năm học mới- Ảnh 2.

Các địa biểu tham dự hội nghị hướng dẫn phân biệt sách thật, sách giả.

Tại Hà Tĩnh, năm học 2024 - 2025, học sinh sẽ sử dụng 2 bộ sách là Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục Việt Nam) và Cánh diều (Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam). Hiện nay, thị trường sách giáo khoa, sách tham khảo ở Hà Tĩnh đã rất sôi động để chuẩn bị cho năm học mới.

Hà Tĩnh: Nâng cao kỹ năng nhận biết SGK thật - giả trước thềm năm học mới- Ảnh 3.

Đại diện NXB Giáo dục Việt Nam trao đổi các bước nhận diện sách giả, sách thật trên thị trường.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã tham gia thảo luận, trao đổi một số kinh nghiệm thực tiễn trong việc điều tra, nhận biết để phân biệt hàng thật - hàng giả đối với các sản phẩm sách giáo khoa. Theo đó, chất lượng của các tem, nhãn không đạt sắc nét, không có độ nhám, nổi như tem thật; lớp nhũ trên tem không thể cạo ra bằng cách thông thường như tem thật; chất lượng giấy, mực in, hình ảnh không đồng nhất… Đặc biệt, mỗi cuốn sách giáo khoa của NXB Giáo dục Việt Nam theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đều đi kèm với một mã thẻ cào riêng được dùng để kích hoạt kho học liệu điện tử.

Các đơn vị tham dự cũng đã trao đổi một số giải pháp để tăng cường công tác phối hợp trong đấu tranh, xử lý, chống sách giả, sách lậu trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh sách, thiết bị trường học.

Hà Tĩnh: Nâng cao kỹ năng nhận biết SGK thật - giả trước thềm năm học mới- Ảnh 4.

Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Nguyễn Cự Dũng phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Nguyễn Cự Dũng yêu cầu các đội QLTT phải tăng cường bám nắm tình hình, phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp cung ứng sách, thiết bị trường học để tăng cường công tác quản lý sách nói chung và sách giáo khoa nói riêng. Qua rà soát, nếu phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh sách giả, sách lậu sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý theo các quy định của pháp luật.

Hà Tĩnh: Nâng cao kỹ năng nhận biết SGK thật - giả trước thềm năm học mới- Ảnh 5.

Các phụ huynh, học sinh nên tìm mua các loại sách, đồ dùng học tập ở những địa chỉ có uy tín.

Cùng đó, để tránh mua phải sách giả, đồ dùng học tập kém chất lượng, các phụ huynh, học sinh nên tìm mua các loại sách, đồ dùng học tập ở những địa chỉ có uy tín; chú trọng kiểm tra chất lượng sách giáo khoa bằng cảm quan ban đầu như màu mực, chất lượng in, chất lượng giấy,...

Lê Dung
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.