Hà Tĩnh: Trực 24/24h lúc cao điểm nắng nóng để kiểm soát vùng rừng trọng điểm dễ cháy

Địa phương
09:57 PM 05/06/2022

Hiện nay, Hà Tĩnh đang bước vào thời gian cao điểm nắng nóng, nguy cơ cháy rừng rất dễ xảy ra, đòi hỏi ngành chức năng, chính quyền địa phương, chủ rừng cần chủ động rà soát, tăng cường phòng cháy, chữa cháy

Mới đây, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan. UBND các huyện, thành phố, thị xã, các chủ rừng là tổ chức, về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt, trong đó nhấn mạnh: qua kiểm tra, khảo sát, tại một số địa phương, đơn vị chủ rừng hiện có nhiều khu di tích lịch sử - văn hóa, nghĩa trang, nghĩa địa nằm trong, ven rừng có thực bì (cỏ tranh, tiến vọt, lau lách…) tốt và dày, hằng ngày có nhiều người vào vãn cảnh, đi lễ, thắp hương, đốt vàng mã… tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng.

Nhanh chóng chủ động thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn, nhất là tại các khu vực rừng nói trên, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương chỉ đạo UBND cấp xã đẩy mạnh tuyên truyền đến tận các thôn xóm, dòng họ, người dân trên địa bàn nâng cao ý thức cảnh giác trong việc sử dụng lửa, đốt vàng mã, thắp hương trong các dịp lễ, tết, ngày giỗ…;

Thực hiện ký cam kết thực hiện đảm bảo an toàn PCCCR với BQL khu di tích lịch sử - văn hóa, các dòng họ, hộ gia đình có nghĩa trang, nghĩa địa trong và ven rừng; huy động lực lượng tổ chức thu dọn vệ sinh, xử lý thực bì đảm bảo an toàn PCCCR xung quanh các khu di tích lịch sử - văn hóa, khu vực nghĩa trang, nghĩa địa; đồng thời, đóng bổ sung biển cảnh báo cháy rừng.

Hà Tĩnh: Trực 24/24h lúc cao điểm nắng nóng để kiểm soát vùng rừng trọng điểm dễ cháy - Ảnh 1.

Đồng chí Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác kiểm tra việc triển khai phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại khu vực Tiểu khu 43 (xã Kim Hoa) tiếp giáp với Tiểu khu 32C (xã Sơn Bình), thuộc huyện Hương Sơn.

Ngoài ra, tăng cường tuần tra, kiểm tra tại các khu vực rừng trọng điểm, dễ cháy, nhất là các vùng rừng có khu di tích lịch sử - văn hóa, nghĩa trang, nghĩa địa trong và ven rừng nhằm phát hiện kịp thời các điểm phát lửa, huy động "4 tại chỗ" dập tắt đám cháy khi mới phát sinh, không để lây lan trên diện rộng.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các phòng, ngành chức năng có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của UBND các xã, chủ rừng đảm bảo công tác PCCCR đạt hiệu quả cao nhất.

Với các chủ rừng là tổ chức, cần kiểm tra, rà soát lại những khu vực rừng do đơn vị quản lý có các khu di tích lịch sử - văn hóa, nghĩa trang, nghĩa địa trong và ven rừng, để phối hợp tổ chức xử lý thực bì, tạo các đường ranh ngăn lửa đảm bảo an toàn phòng cháy, nhằm ngăn cách các khu vực nói trên với diện tích rừng được giao quản lý; đồng thời, đóng bổ sung các biển cảnh báo cháy rừng,… để mọi người dân biết và phòng ngừa;

Bố trí lực lượng tuần tra, kiểm tra, bố trí trực gác 24/24 giờ vào thời gian cao điểm nắng nóng để kiểm soát chặt chẽ người ra, vào các khu rừng trọng điểm dễ cháy, đôn đốc, nhắc nhở người dân trong sử dụng lửa, thắp hương, đốt vàng mã,… đảm bảo tuyệt đối an toàn PCCCR; phát hiện, huy động lực lượng dập tắt kịp thời các điểm phát lửa khi mới phát sinh không để cháy lan diện rộng.

Cùng phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, ký cam kết với các Ban quản lý khu di tích lịch sử - văn hóa, dòng họ, hộ gia đình có các khu di tích lịch sử - văn hóa, nghĩa trang, nghĩa địa thực hiện đảm bảo an toàn PCCCR khi sử dụng lửa, thắp hương, đốt vàng mã,…

Song song, sở NN&PTNT, Công an tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên của các địa phương, đơn vị; xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra cháy rừng trên địa bàn.

Ngọc Tú
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.