Hà Tĩnh xây dựng “thế trận lòng dân” trong chiến dịch chống Covid-19
Là một tỉnh đang trên đà phát triển, ở Hà Tĩnh một số địa phương, nhân dân còn nhiều khó khăn về kinh tế... Nhưng mỗi khi nghe tiếng gọi của Mặt trận Tổ quốc ủng hộ kinh phí góp phần chống Covid-19 thì từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các tầng lớp nhân dân không phân biệt giàu nghèo đều đồng lòng dốc sức ủng hộ. Đây là sức mạnh và truyền thống của một địa phương mà nhân dân là chủ thể.
Cách đây gần 600 năm, Nguyễn Trãi-người anh hùng của dân tộc đã từng nói: "Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân". Khi đất nước mới "phôi thai" cho đến những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt, Bác Hồ kính yêu cũng đã từng nói "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" (Hồ Chí Minh T8, Tr 276). Những câu nói đó Đảng ta đã áp dụng sáng tạo và có giá trị trong những cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Năm 2019, trong không khí đổi mới của đất nước ta, khí thế ra quân lao động sản xuất đang tưng bừng như trẩy hội trên cả nước thì một số địa phương đã phát hiện loại virus Covid-19. Từ đó đến nay, loại dịch bệnh này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ lao động sản xuất và xây dựng của tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tĩnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh đã đoàn kết thành một khối vững chắc, vừa lao động sản xuất để xây dựng đất nước vừa đảm bảo an ninh chính trị, an ninh quốc phòng vừa tìm ra các giải pháp để chống dịch Covid-19. Và trên thực tế, tỉnh Hà Tĩnh đã giành nhiều thắng lợi, đặc biệt năm 2020 có những thời điểm hầu như chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh. Các trường học, các bệnh viện, các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ quan nhà nước bằng mọi hình thức vẫn hoạt động và mang lại hiệu quả.
Bước sang năm 2021, do tác động nhiều mặt, nạn dịch Covid-19 bùng phát trở lại... Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên mảnh đất Hà Tĩnh nắng gió này lại gắn kết vững vàng đứng lên chống dịch. Tất cả trên mọi "mặt trận" đều giương cao khẩu hiệu "chống dịch như chống giặc". Cả tỉnh Hà Tĩnh như một cỗ máy vẫn vận hành đều và trật tự xã hội lại càng đảm bảo tốt hơn.
Trong kháng chiến cứu nước, hậu phương vững chắc là ở nhân dân, nhân dân hi sinh cả máu xương. Còn rất nhớ có những địa phương ở Hà Tĩnh như xã Tiến Lộc ở huyện Can Lộc, nhân dân đã dỡ nhà ở của mình để làm đường cho xe qua ra nơi tiền tuyến. Hiện nay, trên các trận tuyến chống "giặc" Covid-19, nhân dân Hà Tĩnh nói chung đã nhường cơm xẻ áo, thắm đượm, thủy chung, hi sinh sức của, sức người, tuân thủ mọi nguyên lí trong sinh hoạt và hoạt động xã hội. Đó là trách nhiệm cao cả đối với cộng đồng và lòng yêu nước của nhân dân Hà Tĩnh.
Trên các tuyến biên giới của tỉnh Hà Tĩnh, các chiến sĩ biên phòng ngày đêm vật lộn với nắng mưa, gió rét để gìn giữ sự bình yên cho nhân dân. Có những đơn vị bộ đội đã nhường nơi ở của mình cho nhân dân cách li hoặc chữa bệnh. Tại những khu tập trung chữa bệnh Covid-19, các chiến sĩ áo trắng trực tiếp tiếp xúc với dịch bệnh. Nguy cơ lây nhiễm có thể đến với họ, nhưng họ vẫn miệt mài làm việc cả ngày lẫn đêm, xa nhà tới mấy tháng trời. Vợ chồng, cha con không gặp được nhau, nhưng với trách nhiệm và tình thương yêu đối với người bệnh đã tạo thành động lực lớn để cho họ làm việc... Mỗi một ca khỏi bệnh ra viện là niềm vui và thành công lớn của họ.
Các chiến sĩ công an nhân dân giúp dân thu hoạch mùa vụ cho kịp tiến độ sản xuất. Tại các địa phương, mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ từ cấp trên xuống cơ sở, từ phường xã đến thôn bản trở thành một tiếng nói và hành động chung. Mỗi một hành động đều mang tính tự giác và ý thức cộng đồng để góp phần vào chiến dịch phòng và chống Covid-19.
Là một tỉnh đang trên đà phát triển, ở Hà Tĩnh một số địa phương, nhân dân còn nhiều khó khăn về kinh tế... Nhưng mỗi khi nghe tiếng gọi của Mặt trận Tổ quốc ủng hộ kinh phí góp phần chống Covid-19 thì từ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các tầng lớp nhân dân không phân biệt giàu nghèo đều đồng lòng dốc sức ủng hộ. Đây là sức mạnh và truyền thống của một địa phương mà nhân dân là chủ thể.
"Sáu tháng đầu năm 2021 lạm phát được kiểm soát; thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, cơ cấu tín dụng, chuyển dịch theo hướng tích cực". Những con số thành công này so với kế hoạch phấn đấu của chính phủ đề ra thì đang có những bước hạn chế, song trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát trở lại với những chuyển biến khó lường thì đây lại là những thành công lớn.
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm và khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"(Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng lao động Việt Nam tháng 2/1951).
Truyền thống đó đến nay được kế thừa và phát triển trên cơ sở khoa học và đạo lí của dân tộc Việt Nam, trong đó có nhân dân Hà Tĩnh. Vì vậy Đảng bộ chính quyền và nhân dân Hà Tĩnh đã xây dựng được "thế trận lòng dân". Và thế trận đó không những trong an ninh, quốc phòng toàn dân, mà còn có giá trị sâu sắc trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng. Nhất là hiện nay toàn Đảng toàn dân Hà Tĩnh đang đảm nhiệm một trọng trách lớn, đó là chiến dịch phòng và chống "giặc" Covid-19.
Vì vậy, nếu một cá nhân hay một địa phương nào đó không tự giác tuân thủ các giải pháp hoặc không chấp hành các quy định trong chiến dịch này thì cá nhân đó, địa phương đó không những phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mà còn làm mất đi đạo lí, là truyền thống tốt đẹp vốn có của dân tộc Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.
Dương Chí SỹCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.