Hai ẩn số tác động đến thị trường hàng hóa thời gian tới
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đánh giá, trong thời gian tới sẽ có hai ẩn số lớn mà các nhà giao dịch hàng hoá cần để tâm.
Theo MXV, giá trị giao dịch toàn Sở tính từ đầu năm đến ngày 7/2 trung bình đạt gần 5.400 tỷ đồng mỗi ngày, tăng đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Cuối tháng 1, đầu tháng 2, giao dịch trong nước đã ghi nhận chuỗi tăng 7 ngày liên tiếp, vượt mốc 9.200 tỷ đồng.
Các số liệu cho thấy hàng hóa nguyên liệu đã khởi đầu một năm mới khá tích cực. Diễn biến giá vẫn liên tục biến động tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và đúng với tính chất của thị trường quy mô thế giới. Giai đoạn tới, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục biến động mạnh khi các biến số khó lường và cả yếu tố cung cầu có tác động nhiều hơn tới giá hàng hóa
MXV cho rằng, trong thời gian tới sẽ có hai ẩn số lớn mà các nhà giao dịch hàng hoá cần lưu ý.
Thứ nhất, địa chính trị vẫn là yếu tố quan trọng nhất và có thể tạo ra nhiều sự bất ngờ. Các nhà đầu tư vẫn đang thận trọng theo sát diễn biến này và câu hỏi lớn nhất đang được thị trường quan tâm, là xung đột tại khu vực Trung Đông sẽ còn kéo dài đến khi nào và liệu có theo chiều hướng lan rộng ra cấp độ khu vực hay không?
Năng lượng sẽ là nhóm hàng nhạy cảm và phản ứng mạnh mẽ nhất với bất kỳ sự leo thang căng thẳng nào, do khu vực Trung Đông tập trung phần lớn các doanh nghiệp lớn xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới. Mặc dù cho đến nay, tác động vẫn tương đối hạn chế do nguồn cung tạm thời được đảm bảo, kết hợp cùng nhu cầu toàn cầu suy yếu nhưng nếu tình hình trở nên nghiêm trọng, giá dầu và giá khí thậm chí sẽ còn lên cao hơn thời kỳ xung đột giữa Nga và Ukraine.
Thứ hai, một yếu tố khác đang dần nóng, xuất phát từ hệ luỵ của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, đó là việc nông dân tại nhiều nước châu Âu đã tổ chức biểu tình phản đối chính sách chống biến đổi khí hậu và việc mở cửa cho hàng nhập khẩu của Ukraine. Làn sóng nông sản giá rẻ từ Ukraine đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh tại thị trường Trung và Đông Âu. Khủng hoảng từ các cuộc biểu tình không chỉ làm gián đoạn hoạt động sản xuất nông nghiệp khu vực mà còn đảo lộn dòng chảy thương mại tại các cảng xuất khẩu.
Đây cũng sẽ là yếu tố mà các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi cần chú ý để có chiến lược mua hàng sớm, trước khi rủi ro đẩy giá nông sản hồi phục trở lại.
Mới đây, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã công bố Báo cáo Triển vọng kinh tế sơ bộ mới nhất. Trong đó, báo cáo cũng nhấn mạnh đến các thách thức sẽ đe dọa dòng chảy thương mại toàn cầu. Nếu những xung đột tiếp tục leo thang, giá cả hàng hóa sẽ thiết lập thêm nhiều kỳ biến động mới.
An Mai (t/h)Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.